Trương Hồng và CTV
1. Giới thiệu
Tây Nguyên, Đông Nam Bộ là 2 vùng trồng cây công nghiệp chủ lực xuất khẩu của Việt Nam như cà phê, hồ tiêu. Giá trị xuất khẩu của 2 loại cây này năm 2017 đạt gần 5 tỷ USD và giải quyết công ăn việc làm của trên 650.000 hộ nông dân và khoảng trên 1,5 triệu lao động liên quan đến hoạt động sản xuất của 2 loại cây trồng này. Tuy nhiên, trước tác động của biến đổi khí hậu và giá cả của thị trường thế giới đã làm cho sản xuất nông nghiệp nói chung và cây cà phê, hồ tiêu nói riêng có nguy cơ thiếu tính bền vững. Trong cơ cấu chi phí sản xuất cà phê, hồ tiêu thì phân bón chiếm đến 40 – 45 % và 30 – 40 % giá thành. Nguyên nhân chủ yếu do nông dân sử dụng phân bón khá cao so với năng suất đạt được. Điều này cũng có nghĩa là hiệu quả sử dụng phân bón cho cà phê, hồ tiêu chưa cao. Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón là một trong những giải pháp kỹ thuật góp phần cho sản xuất cà phê, hồ tiêu bền vững.
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón cho cây cà phê, hồ tiêu vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
2.1. Giải pháp bón phân dựa vào độ phì đất và năng suất
Bảng 1. Bón phân theo độ phì đất và năng suất làm tăng hiệu quả sử dụng phân đạm, lân, kali
Giải pháp |
Năng suất, tấn/ha (cà phê nhân, hạt khô) |
Tăng NS so với giải pháp bón phân theo kinh nghiệm, % |
Lượng N+P2O5+K2O bón cho cây, kg/ha |
Hiệu suất 1 kg N+P2O5+K2O (kg sản phẩm) |
Tăng hiệu quả sử dụng, % |
1. Cây cà phê |
|||||
Bón theo kinh nghiệm |
3,5 |
– |
375+120+360 |
4,1 |
– |
Bón theo độ phì và năng suất |
3,7 |
5,7 |
300+80+280 |
5,6 |
36,9 |
2. Cây hồ tiêu |
|||||
Bón theo truyền thống/kinh nghiệm |
4,2 |
– |
395+150+350 |
4,7 |
– |
Bón theo độ phì và năng suất |
4,5 |
7,1 |
320+120+350 |
5,7 |
21,5 |
Hồ tiêu dựa vào độ phì đất và năng suất dự kiến đã làm tăng năng suất so với phương thức bón phân dựa vào kinh nghiệm từ 5,7 – 7,1 %; hiệu suất 1 kg N+P2O5+K2O cao hơn và do vậy làm tăng hiệu quả sử dụng phân khoáng đa lượng 36,9 % đối với cà phê và 21,5% đối với hồ tiêu. dụng giải pháp bón phân theo độ phì đất và năng suất đạt được góp phần hạn chế nguy cơ ô nhiễm môi trường đất và nước, giảm khí phát thải nhà kính.
2.2. Bón phân cân đối (N:K2O)
Kết quả điều tra, nghiên cứu của WASI cho thấy bón phân cân đối giữa đạm và kali đã làm tăng năng suất cà phê 17,8 %, hồ tiêu 11,6 % do hiệu quả sử dụng phân đạm tăng. Vì vậy có thể giảm được chi phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế, góp phần sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bảng 2. Bón phân cân đối làm tăng hiệu quả sử dụng phân đạm, lân, kali
Giải pháp bón phân |
Năng suất, tấn/ha (cà phê nhân, hạt khô) |
Hiệu suất 1 kg N+ P2O5+K2O (kg sản phẩm) |
Tăng hiệu quả sử dụng phân bón, % |
Cây cà phê |
|||
1. Vùng Tây Nguyên |
|
|
|
Bón phân không cân đối (N+P2O5+K2O) = 300+150+180 kg/ha |
2,9 |
4,6 |
– |
Bón phân cân đối (N+P2O5+K2O) = 240+80+ 220 kg/ha |
3,2 |
5,9 |
28,2 |
2. Vùng Đông Nam Bộ |
|
|
|
Bón phân không cân đối (N+P2O5+K2O) = 270+150+140 kg/ha |
2,3 |
4,1 |
– |
Bón phân cân đối (N+P2O5+K2O) = 250+70+ 240 kg/ha |
2,7 |
4,8 |
17,7 |
Cây hồ tiêu |
|||
1. Vùng Tây Nguyên |
|
|
|
Bón không cân đối (N+P2O5+K2O) = 450+250+250 kg/ha |
4,3 |
4,5 |
– |
Bón phân cân đối (N+P2O5+K2O) = 350+150+360 kg/ha |
4,8 |
5,5 |
22,2 |
2.Vùng Đông Nam Bộ |
|
|
|
Bón không cân đối (N+P2O5+K2O) = 430+250+200 kg/ha |
4,1 |
4,7 |
– |
Bón phân cân đối (N+P2O5+K2O) = 330+130+320 kg/ha |
4,5 |
5,7 |
21,2 |
Nguồn: WASI, 2014,2015, 2016
Bón cân đối đạm và kali cho cà phê, hồ tiêu đều có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón.
Đối với cà phê, bón phân cân đối (N và K2O) đã làm tăng năng suất trung bình từ 10,3 – 17,4 %; tăng hiệu quả sử dụng phân đạm, lân, kali từ 17,7 – 28,2 %; trong đó vùng Tây Nguyên có hiệu quả sử dụng phân bón cao hơn so với vùng Đông Nam Bộ.
Đối với hồ tiêu, bón cân đối N và K2O đã làm tăng năng suất trung bình từ 9,7 – 11,6 %; tăng hiệu quả sử dụng phân bón từ 21,2 – 22,2 %.
2.3. Bón đúng kỹ thuật làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón
Bảng 3. Bón phân cho cà phê đúng kỹ thuật, phương pháp làm tăng hiệu quả sử dụng phân đạm
Giải pháp kỹ thuật |
Lượng bón, (N+ P2O5+K2O, kg/ha) |
Năng suất, tấn nhân/ha |
Hiệu suất 1 kg (N+ P2O5+K2O), kg cà phê nhân |
Tăng hiệu quả sử dụng phân bón, % so với đối chứng 1 |
1. Bón phân theo tán khi đất đủ ẩm, không lấp |
300+100+300 |
3,6 |
5,1 |
10,9 |
2. Bón phân theo tán khi đất đủ ẩm, có lấp |
300+100+300 |
4,3 |
6,1 |
32,6 |
3. Bón đón mưa (đối chứng 1) |
300+100+300 |
3,2 |
4,6 |
– |
4. Bón vào gốc hoặc cách gốc 20 – 30 cm khi đất đủ ẩm (đối chứng 2) |
300+100+300 |
3,1 |
4,4 |
– |
Nguồn: WASI, 2014,2015, 2016
Bón phân vào gốc cà phê hoặc chỉ cách gốc 20 – 30 cm cho năng suất thấp nhất, nguyên nhân do bón phân không tập trung vào vùng rễ hút của cây cà phê, do vậy hiệu lực của phân bón thấp, thất thoát phân bón nhiều, làm tăng chi phí đầu tư và nguy cơ ô nhiễm môi trường. Bón phân đón mưa cũng cho năng suất cà phê giảm. Bón phân cho cà phê theo tán khi đất đủ ẩm và có lấp ở độ sâu khoảng 5 cm thì hiệu quả sử dụng phân đạm tăng đến 32,6 % do giảm mất mát khi gắp nắng hoặc khi mưa lớn.phê thấp do hiệu quả sử dụng phân bón không cao; có thể do lượng phân bị mất đi do bốc hơi lúc gặp trời nắng hoặc bị rửa trôi theo chiều dốc, theo chiều thắng đứng và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất và nước.
2.4. Bón phân hữu cơ làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón
Bảng 4. Bón phân hữu cơ cho cà phê làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón
Giải pháp bón phân hữu cơ |
Lượng bón (N+ P2O5+K2O, kg/ha) |
Năng suất, tấn nhân/ha |
Hiệu suất 1 (N+ P2O5+K2O, kg cà phê nhân) |
Tăng hiệu quả sử dụng phân bón so với đối chứng, % |
Ép xanh hàng năm |
270+80+270 |
4,1 |
6,6 |
26,9 |
Bón PC 15 tấn/ha, 2 năm bón 1 lần |
270+80+270 |
4,2 |
6,8 |
30,8 |
Bón phân HCSH, 2 tấn/năm, 2 năm bón 1 lần |
270+80+270 |
3,7 |
6,0 |
15,4 |
Đối chứng – không bón phân HC |
270+80+270 |
3,2 |
5,2 |
– |
PC: Phân chuồng
HCSH: Phân hữu cơ sinh học
HC: Hữu cơ
Nguồn: WASI, 2014,2015, 2016
Bón phân hữu cơ cho cà phê nói chung đã góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng phân đạm từ 15,4 – 30,8 %; trong đó bón phân chuồng và ép xanh đã làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón là cao nhất so với đối chứng (30,8 và 26,9 %). Bón phân hữu cơ sinh
Bảng 5. Bón phân hữu cơ cho hồ tiêu làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón
Giải pháp bón phân hữu cơ |
Lượng bón (N+ P2O5+K2O, kg/ha), kg/ha |
Năng suất, tấn hạt khô/ha |
Hiệu suất 1 kg (N+ P2O5+K2O, kg/ha),kg hạt khô |
Tăng hiệu quả sử dụng phân bón so với đối chứng % |
Bón PC 15 tấn/ha, 1 năm bón 1 lần |
370+100+350 |
4,8 |
5,9 |
15,7 |
Bón phân HCSH, 2 tấn/năm, 1 năm bón 1 lần |
370+100+350 |
4,6 |
5,6 |
9,8 |
Đối chứng – không bón phân HC |
370+100+350 |
4,2 |
5,1 |
– |
Nguồn: WASI, 2014,2015, 2016
Đối với hồ tiêu, bón phân hữu cơ đã làm năng suất hạt tăng từ 9,5 14,2 % và hiệu quả sử dụng phân bón tăng từ 11,4 – 13,2 % so với không bón.
2.5. Sử dụng phân bón chức năng
Bảng 6. Bón phân đạm Humat + TE cho cà phê giai đoạn đầu kinh doanh làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón
Giải pháp bón phân hữu cơ |
Lượng bón (N+ P2O5+K2O, kg/ha) |
Năng suất, tấn nhân/ha |
Hiệu suất 1 kg(N+ P2O5+K2O, kg cà phê nhân) |
Tăng hiệu quả sử dụng phân bón so với đối chứng, % |
Đối chứng, sử dụng đạm truyền thống |
270+100+270 |
2,4 |
3,8 |
– |
Sử dụng đạm Humat + TE |
270+100+270 |
2,9 |
4,5 |
18,4 |
Nguồn: WASI, 2016
Sử dụng phân đạm humat + TE làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón khoảng 18,4 %.
Bảng 7. Bón phân đạm Humat + TE cho hồ tiêu làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón
Giải pháp bón phân hữu cơ |
Lượng bón (N+ P2O5+K2O, kg/ha) |
Năng suất, tấn hạt/ha |
Hiệu suất 1 kg(N+ P2O5+K2O, kg hạt tiêu khô) |
Tăng hiệu quả sử dụng phân bón so với đối chứng, % |
Đối chứng, sử dụng đạm truyền thống |
350+150+350 |
4,4 |
12,5 |
– |
Sử dụng đạm Humat + TE |
350+150+350 |
5,0 |
14,2 |
13,6 |
Nguồn: WASI, 2016
2.6. Giải pháp ICM (quản lý cây trồng tổng hợp)
Việc áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật canh tác như sử dụng giống tốt, bón phân cân đối, hợp lý dựa vào độ phì đất và năng suất; tưới nước đảm bảo cho nhu cầu sinh lý của cây (không tưới thừa hoặc thiếu); quản lý sâu bệnh hại tốt sẽ góp phần tăng hiệu quả sử dụng phân bón.
Bảng 8. Áp dụng ICM cho cà phê làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón
Giải pháp |
Lượng bón (N+ P2O5+K2O, kg/ha) |
Năng suất, tấn nhân/ha |
Hiệu suất 1 kg (N+ P2O5+K2O, kg cà phê nhân) |
Tăng hiệu quả sử dụng phân bón so với đối chứng % |
ICM |
320+75+300 |
4,5 |
6,5 |
32,6 |
Đối chứng (không áp dụng) |
360+120+350 |
4,1 |
4,9 |
– |
Nguồn: WASI, 2015, 2016
Áp dụng ICM cho cà phê giai đoạn kinh doanh đã làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón 32,6 % . Ngoài ra áp dụng ICM cũng làm giảm được 16 % chi phí đầu vào và tăng hiệu quả kinh tế 17 %.
Bảng 9. Áp dụng ICM cho hồ tiêu làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón
Giải pháp |
Lượng bón (N+ P2O5+K2O, kg/ha) |
Năng suất, tấn hạt khô/ha |
Hiệu suất 1 kg (N+ P2O5+K2O, kg hạt khô) |
Tăng hiệu quả sử dụng phân bón so với đối chứng % |
ICM |
350+140+340 |
4,7 |
5,7 |
23,9 |
Đối chứng (không áp dụng) |
380+160+380 |
4,2 |
4,6 |
– |
Nguồn: WASI, 2015, 2016
Áp dụng ICM cho cây hồ tiêu giai đoạn kinh doanh làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón 23,9 % so với đối chứng.
3. Kết luận
- Bón phân đạm, lân, kali cho cà phê, hồ tiêu dựa vào độ phì đất và năng suất dự kiến đã làm tăng năng suất từ 5,7 – 7,1 %; tăng hiệu quả sử dụng phân khoáng đa lượng 36,9 % đối với cà phê và 21,5% đối với hồ tiêu.
- Bón cân đối đạm và kali cho cà phê, hồ tiêu có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón từ 17,7 – 28,2 %.
- Bón phân cho cà phê theo tán khi đất đủ ẩm và có lấp ở độ sâu khoảng 5 cm thì hiệu quả sử dụng phân đạm tăng đến 32,6 % do giảm mất mát khi gắp nắng hoặc khi mưa lớn.
- Bón phân hữu cơ cho cà phê đã góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng phân đạm từ 15,4 – 30,8 %. Đối với hồ tiêu, bón phân hữu cơ đã làm năng suất hạt tăng từ 9,5 14,2 % và hiệu quả sử dụng phân bón tăng từ 11,4 – 13,2 % so với không bón.
- Sử dụng phân đạm humat + TE bón cho cà phê làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón khoảng 18,4 % và 13,6 % đối với hồ tiêu.
- Áp dụng ICM cho cà phê giai đoạn kinh doanh đã làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón 32,6 %; cho hồ tiêu giúp tăng hiệu quả sử dụng phân bón 23,9 %.