TS. Trương La, Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên
- Đặt vấn đề
Lâm Đồng có thế mạnh phát triển chăn nuôi bò thịt, là một trong những địa phương áp dụng có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật để cải tạo nâng cao tầm vóc đàn bò thịt. Tuy nhiên, tỉ lệ đàn bò lai các giống cao sản còn thấp, việc chăm sóc nuôi dưỡng đối với bò lai chưa được chú trọng, vì vậy hiệu quả mang lại chưa cao. Để có cơ sở cho việc phát triển bò thịt một cách bền vững, việc nghiên cứu lai tạo các giống bò cao sản là cần thiết. Nghiên cứu này nhằm lai tạo các bò thịt có năng suất và chất lượng cao, góp phần phát triển ngành chăn nuôi bò của tỉnh Lâm Đồng theo hướng bền vững.
- Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 8/2013 đến 12/2015 tại các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh và TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
2.1. Phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Nghiên cứu lai tạo bò lai cao sản
Sử dụng tinh bò đực giống cao sản như: Brahman, Drought Master và Red Angus để phối cho đàn bò cái nền Laisind theo phương pháp thụ tinh nhân tạo (TTNT) để tạo ra đàn con lai. Sơ đồ lai tạo như sau:
– CT1: ♂ Brahman x ♀ Laisind => F1 (Brahman – Laisind), ký hiệu: BL
– CT2: ♂ Drought Master x ♀ Laisind => F1(Drought Master – Laisind), ký hiệu: DL
– CT3: ♂ Red Angus x ♀ Laisind => F1 (Red Angus – Laisind), ký hiệu: RL
– CT4: Bò Laisind (đối chứng), được tuyển chọn trong sản xuất, ký hiệu: LS
* Các chỉ tiêu theo dõi: Một số chỉ tiêu sinh sản của bò mẹ; đặc điểm ngoại hình bê lai; khối lượng và khả năng tăng khối lượng của bò.
2.1.2. Nghiên cứu khẩu phần thức ăn bổ sung nuôi bò lai cao sản
– Thí nghiệm được chia thành 2 giai đoạn tuổi của bò: Giai đoạn 1: từ 7 – 12 tháng; giai đoạn 2: 13 – 18 tháng. Mỗi giai đoạn nuôi trong thời gian 180 ngày.
– Bố trí TN: Chọn bò 7 tháng tuổi đưa vào nuôi. Mỗi giai đoạn tuổi, nuôi bò theo 2 công thức thức ăn với hàm lượng protein khác nhau trong khẩu phần. Bò thí nghiệm đồng đều về khối lượng, độ tuổi và điều kiện chăm sóc.
Sơ đồ thí nghiệm như sau:
TT |
Yếu tố TN |
Lô thí nghiệm |
|||
BL |
DL |
RL |
LS |
||
1 |
– Số bò (con) |
3 |
3 |
3 |
3 |
2 |
– Thời gian nuôi (ngày) |
360 |
360 |
360 |
360 |
3 |
– Khẩu phần ăn Giai đoạn 1 |
CT1; CT2 |
|||
4 |
– Khẩu phần ăn Giai đoạn 2 |
CT3; CT4 |
– Nuôi bò từ lúc 7 – 12 tháng tuổi theo chế độ sau (tính cho 1 ngày đêm/con):
+ Chăn thả: 7 – 8 giờ;
+ Thức hỗn hợp: 1kg;
+ Cỏ tươi: 8 – 10kg.
– Nuôi bò từ lúc 13 – 18 tháng tuổi theo chế độ sau (tính cho 1 ngày đêm/con):
+ Chăn thả: 7 – 8 giờ;
+ Thức hỗn hợp: 1,5kg;
+ Cỏ tươi: 10 – 15kg.
– Thức ăn tinh cả 2 giai đoạn được phối trộn như sau:
TT |
Nguyên liệu (%) |
CT 1 |
CT 2 |
CT 3 |
CT 4 |
1 |
Cám gạo |
23 |
28 |
26 |
21 |
2 |
Bột sắn |
65 |
65 |
68 |
75 |
3 |
Bột cá |
10 |
5 |
4 |
2 |
4 |
Urê |
1 |
1 |
1 |
1 |
5 |
Khoáng premix |
1 |
1 |
1 |
1 |
|
Tổng |
100 |
100 |
100 |
100 |
– Protein thô (%) |
12,0 |
10,1 |
9,6 |
8,6 |
|
– NLTĐ – ME (Kcal/kgCK) |
2.240 |
2.233 |
2.237 |
2.248 |
* Các chỉ tiêu theo dõi: Khối lượng tích luỹ (kg) và tăng KL của bò (g/con/ngày).
- Kết quả và thảo luận
3.1. Lai tạo bò lai cao sản
3.1.1. Kết quả phối giống bò lai cao sản
Bảng 3.1. Kết quả phối giống các nhóm bò lai cao sản
TT |
Chỉ tiêu |
Nhóm bò lai |
||
BL |
DL |
RL |
||
1 |
Số bò cái được phối giống (con) |
46 |
40 |
35 |
2 |
Số bò cái mang thai (con) |
44 |
29 |
18 |
|
– Tỉ lệ (%) |
95,6 |
72,5 |
51,4 |
3 |
Số bê được đẻ ra (con) |
44 |
29 |
18 |
|
– Tỉ lệ (%) |
100 |
100 |
100 |
4 |
Số ca đẻ khó |
0 |
0 |
0 |
|
– Tỉ lệ (%) |
0 |
0 |
0 |
5 |
Số bê còn sống khoẻ mạnh sau 24 giờ đẻ |
44 |
29 |
18 |
|
– Tỉ lệ (%) |
100 |
100 |
100 |
Tỉ lệ mang thai của bò bằng kỹ thuật TTNT đạt cao nhất là nhóm bò lai Brahman (95,6%), tiếp đến là nhóm bò lai Drought Master (72,5%) và nhóm lai Red Angus (51,4%). Tính trung bình cho 3 nhóm là 73,2%. Tỉ lệ đẻ của đàn bò đạt rất cao (100%). Trong quá trình theo dõi không có trường hợp xảy ra hiện tượng đẻ khó. Tỉ lệ bê đẻ ra khoẻ mạnh sau 24 giờ đạt cao (100%).
3.1.2. Khối lượng và tăng khối lượng của các nhóm bò lai
Bảng 3.2. Khối lượng và tăng trọng của bê lai các giai đoạn
Chỉ tiêu |
Nhóm bò lai |
|||
BL (n=12) |
DL (n=12) |
RL (n=12) |
LS (n=12) |
|
– KL sơ sinh (kg) |
20,1 ± 0,44 |
21,8 ± 0,50 |
21,6 ± 0,56 |
19,7 ± 0,6 |
– KL 6 tháng tuổi (kg) |
124,0 ± 1,3b |
134,3±1,3ab |
137,0 ± 1,7a |
87,2 ± 1,8c |
– Tăng KL tuyệt đối (g/con/ngày) |
577,2 ± 8b |
625,0 ± 8ab |
641,1 ± 9 a |
375,4 ±11c |
– Tăng KL tương đối (%) |
152,0 ± 7,1b |
152,7 ± 8,2b |
156,9 ± 6,4a |
113,9 ± 7,6c |
* Các chữ khác kí hiệu ở hàng ngang biểu thị sự sai khác giữa các số TB (P<0,05).
Khối lượng sơ sinh ở các nhóm là tương đương nhau, dao động từ 19,7kg đến 21,8kg. Đến 6 tháng tuổi khối lượng của bò lai Red Angus và Drought Master là tương đương nhau và cao hơn bò lai Brahman. Tương ứng với khối lượng đạt được, tăng khối lượng tuyệt đối của các nhóm bò cũng có sự khác nhau. Trong giai đoạn bú mẹ từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi, nhóm lai Red Angus có tăng KL là 641,1 g/con/ngày tương đương với bò lai Drought Master: 625,0 g/con/ngày và cả 2 nhóm này cao hơn bò lai Brahman (577,2 g/con/ngày). Cả 3 nhóm bò lai cao sản đều có KL và tăng KL đều cao hơn so với nhóm bò Laisind (đối chứng) lúc 6 tháng tuổi.
3.2. Kết quả khẩu phần thức ăn bổ sung nuôi bò lai cao sản
3.2.1. Khối lượng và tăng KL của bò lai cao sản giai đoạn 7 – 12 tháng tuổi
Khối lượng của 2 nhóm bò lai cao sản lai Drought Master và Red Angus lúc 12 tháng tuổi tương đương nhau ở cả 2 công thức thức ăn. Cả 2 nhóm lai này cao hơn nhóm bò lai Brahman và cao hơn nhiều so với bò Laisind.
Bảng 3.3. Khối lượng và tăng KL của bò lai từ 7 đến 12 tháng tuổi
Chỉ tiêu |
Công thức 1 (12,0% Pro) |
Công thức 2 (10,1% Pro) |
||||||
BL |
DL |
RL |
LS |
BL |
DL |
RL |
LS |
|
KL 7 tháng tuổi (kg) (M ± SD) |
124,0 b (3,61) |
134,3 a (5,13) |
137,0 a (2,65) |
87,2 c (2,3) |
122,7 b (5,51) |
131,0 b (1,73) |
134,7 a (0,57) |
86,7 c (2,08) |
KL 12 tháng tuổi (kg) (M ± SD) |
221,7 b (2,9) |
236,3 a (3,2) |
235,0 a (5,0) |
142,7 c (4,0) |
218,7b (2,9) |
231,7 a (2,9) |
231,0 a (1,0) |
140,7 c (1,2) |
Tăng KL tuyệt đối (g/con/ngày) (M ± SD) |
543 a (22) |
567 a (35) |
544 a (29) |
307 b (35) |
533 a (19) |
559 a (22) |
535 a (30) |
300 b (6) |
Tăng KL tương đối(%) (M ± SD) |
78,9 a (6,0) |
76,1 a (7,1) |
71,6 a (4,4) |
63,5 b (8,8) |
78,2 a 6,6) |
76,9 a (3,9) |
71,5 a (4,4) |
62,4 b (2,6) |
* Các chữ khác nhau kí hiệu ở hàng ngang biểu thị sự sai khác giữa các số TB (P<0,05).
Khi xem xét sự ảnh hưởng của 2 công thức thức ăn tinh bổ sung có hàm lượng protein khác nhau, tăng KL tuyệt đối và tương đối cả giai đoạn từ 7 – 12 tháng tuổi của 3 nhóm bò lai cao sản lại tương đương nhau ở cả 2 công thức thức ăn tinh.
3.2.2. Khối lượng và tăng khối lượng của bò lai từ 13 đến 18 tháng tuổi
Bảng 3.4. Khối lượng và tăng KL của bò lai từ 13 đến 18 tháng tuổi
Chỉ tiêu |
Công thức 3 (9,6%Pro) |
Công thức 4 (8,6%Pro) |
||||||
BL |
DL |
RL |
LS |
BL |
DL |
RL |
LS |
|
KL 13 tháng tuổi (kg) (M ± SD) |
221,7 b (2,9) |
236,3 a (3,2) |
235,0 a (5,0) |
142,7c (4,0) |
218,7 b (2,9) |
231,7 a (2,9) |
231,0 a (1,0) |
140,7c (1,2) |
KL 18 tháng tuổi (kg) (M ± SD) |
288,3 b (2,9) |
320,0 a (5,0) |
327,3 a (4,5) |
187,7 c (2,1) |
286,3 b (2,5) |
315,0 a (5,0) |
325,7 a (4,9) |
182,3 c (5,9) |
Tăng KL tuyệt đối (g/con/ngày) (M ± SD) |
370 c (16) |
456 b (30) |
513 a (32) |
250 d (17) |
376 c (7) |
463 b (16) |
526 a (23) |
232 d (35) |
Tăng KL tương đối (%) (M ± SD) |
30,1 b (1,5) |
35,4 a (2,6) |
39,3 a (1,1) |
31,6 b (2,9) |
31,7 c (0,8) |
36,0 b (1,1) |
41,0 a (1,6) |
29,6 c (4,7) |
* Các chữ khác nhau kí hiệu ở hàng ngang biểu thị sự sai khác giữa các số TB (P<0,05).
Ở giai đoạn từ 13 – 18 tháng tuổi, khối lượng của các nhóm bò lai Drought Master và Red Angus cao hơn bò lai Brahman và thấp nhất là nhóm bò Laisind. Theo đó, tăng khối lượng tuyệt đối của 2 nhóm bò lai này cũng cao nhất, cao hơn bò lai Brahman và Laisind. Khối lượng của các nhóm bò lúc 18 tháng tuổi giữa 2 công thức thức ăn tinh bổ sung không có sự khác biệt. Tăng khối lượng tuyệt đối cả giai đoạn từ 13 – 18 tháng tuổi của nhóm bò lai Red Angus là cao nhất (513 và 526 g/con/ngày), tiếp đến là nhóm bò lai Drought Master (456 và 463 g/con/ngày) và thấp nhất trong các nhóm bò lai cao sản là bò lai Brahman (370 và 375,6 g/con/ngày). Cả 3 nhóm bò lai cao sản có tăng khối lượng tuyệt đối đều cao hơn nhiều so với bò Laisind (232 g/con/ngày).
- Kết luận và đề nghị
4.1. Kết luận
Sử dụng tinh của các giống bò cao sản Brahman, Drought Master và Red Angus để phối giống cho bò cái Laisind, tỉ lệ mang thai và đẻ của các nhóm bò lai đạt cao, bò lai đẻ ra hoàn toàn khoẻ mạnh.
Trong 3 nhóm bò lai cao sản, bò lai Drought Master và bò lai Red Angus có khối lượng và tăng KL cao hơn nhóm bò lai Brahman. Cả 3 nhóm bò lai cao sản lúc 6 tháng tuổi đều đạt khối lượng và tăng khối lượng cao hơn bò Laisind.
Khi bổ sung hằng ngày 1kg thức ăn tinh hỗn hợp nuôi bò trong giai đoạn 7 – 12 tháng tuổi với mức protein khác nhau chưa thấy có sự khác biệt về tăng KL của các nhóm bò lai. Bò lai Drought Master và Red Angus có KL lúc 12 tháng tuổi tương đương nhau và cao hơn bò lai Brahman và thấp nhất là bò Laisind. Tăng KL của 3 nhóm bò lai cao sản tương đương nhau và đều cao hơn so với bò Laisind.
Bổ sung hằng ngày 1,5kg thức ăn tinh hỗn hợp nuôi bò ở giai đoạn 13 – 18 tháng tuổi với mức protein khác nhau chưa thấy có sự khác biệt về tăng KL của các nhóm bò lai. Tăng KL ở giai đoạn này của bò lai Red Angus đạt cao nhất (519,5 g/con/ngày), tiếp đến là bò lai Drought Master (459,5 g/con/ngày) và thấp nhất là bò lai Brahman (373,0 g/con/ngày) và cả 3 nhóm bò lai cao sản đều đạt cao hơn bò Laisind (241 g/con/ngày).
4.2. Đề nghị
Cho áp dụng các công thức lai Brahman x Laisind; Drought Master x Laisind và Red Angus x Laisind bằng phương pháp TTNT vào sản xuất để tạo bò lai có năng suất, chất lượng cao tùy vào điều kiện của từng địa phương. Trong đó ưu tiên sử dụng công thức lai Red Angus x Laisind.
Cần có các nghiên cứu về khẩu phần thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh-TMR cho các đối tượng bò thịt cao sản nhằm nâng cao hơn nữa năng suất và chất lượng thịt của bò.
Hình 1. Bò lai Drought Master
Hình 2. Bò lai Red Angus