Kết quả lai tạo Bò thịt cao sản tại Tây Nguyên

TS. Trương La

1. Đặt vấn đề

Phát triển chăn nuôi bò thịt luôn là thế mạnh của các tỉnh Tây Nguyên. Đây là một trong những vùng chăn nuôi bò trọng điểm của cả nước, với số lượng đàn bò vào khoảng 771.900 con (Niên giám thống kê, 2015). Tuy nhiên, tầm vóc đàn bò nhỏ, đã ảnh hưởng đến chất lượng thịt và giá thành sản phẩm, từ đó đã làm giảm hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Với đòi hỏi chất lượng thịt ngày càng cao của người tiêu dùng, thịt bò tại các địa phương đã và đang gặp trở ngại lớn trong việc cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi bò cả nước nói chung và tại Tây Nguyên nói riêng sẽ đứng trước những cạnh tranh mới về thịt bò nhập nội cả về giá cả và chất lượng thịt. Do vậy, việc nghiên cứu lai tạo giống bò thịt nhằm nâng cao năng suất và chất lượng thịt bò tại Tây Nguyên là hết sức cần thiết.

  1. Kết quả lai tạo bò thịt cao sản

Nghiên cứu nâng cao năng suất và chất lượng thịt của đàn bò thịt tại Tây Nguyên đã được WASI tiến hành liên tục thông qua các chương trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp tỉnh, chương trình phát triển KT-XH vùng Tây Nguyên… Các công thức lai sử dụng các giống cao sản gồm: Brahman, Drought Master, Limuosine, Red Angus… bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, kết quả các con lai đều có khối lượng và chất lượng thịt cao hơn bò Laisind, giống bò được nuôi phổ biến hiện nay.

Năm 2007 – 2009, đã cho lai giữa các giống bò đực hướng thịt là Brahman, Limousine, Drougt Master với cái Laisind tại Đắk Lắk, kết quả cho thấy khối lượng lúc 20 tháng tuổi của các con lai đạt 296 – 330kg và cao hơn hẳn so với bò Laisind chỉ đạt 240,4kg và tỉ lệ thịt xẻ cũng cao hơn (49,7-53,3%/43,4%).

Bảng 1. Khối lượng và thành phần thịt của các bò lai chất lượng cao

Chỉ tiêu

Nhóm bò lai

TB

BrLs

LiLs

DrLs

Laisind

* Khối lượng (kg)

 

 

 

 

 

– KL sơ sinh (kg)

19,8 ± 0,4a

21,2 ± 0,6a

20,4 ± 0,5a

19,7 ± 0,6a

20,2 ± 0,7

– KL 12 tháng tuổi (kg)

192,0±2,4b

198,5±2,3b

218,5±2,4a

142,3±3,7c

187,6 ±31,2

– KL 20 tháng tuổi (kg)

296,3±4,5b

298,2±4,2b

330,3±4,0a

240,4±4,4c

291,4 ± 37,3

* Thành phần thịt (%)

 

 

 

 

 

– Tỉ lệ thịt xẻ

49,7

53,3

51,4

43,4

49,5 ± 4,3

– Tỉ lệ thịt tinh

40,5

44,5

41,6

36,2

40,7 ± 3,4

– Tỉ lệ thịt loại 1

35,2

38,8

36,8

31,6

35,6 ± 3,0

– Tỉ lệ thịt loại 2

37,5

36,0

36,8

38,6

37,2 ± 1,1

   * Các giá trị trung bình trong cùng 1 hàng có chỉ số trên bằng chữ khác nhau thì sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05).

Tỉ lệ thịt xẻ và thịt tinh của các nhóm bò lai hướng thịt như sau: đạt cao nhất là nhóm lai Limousine, tiếp đến là nhóm lai Drought Master thấp nhất là nhóm lai Brahman. Tỉ lệ thịt loại 1 của nhóm bò Limousine đạt cao nhất: 38,8%, tiếp đến là nhóm Drought Master (36,8%) và thấp nhất là bò lai Brahman (35,2%).

Năm 2009 – 2010, đã sử dụng tinh của các giống bò Brahman và Drought Master để phối giống cho bò Laisind tại huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), khối lượng qua các thời điểm và tăng khối lượng tuyệt đối của bò các nhóm lai đều đạt cao và cao hơn bò Laisind. Khối lượng bò lai Brahman lúc sơ sinh; 6; 12 tháng tuổi tương ứng: 20,2kg; 109,2kg; 173,7kg; bò lai Drought Master: 20,6kg; 113,7kg; 183,6kg.

Bảng 2. Khối lượng và tăng khối lượng của bò lai tại Đức Trọng (Lâm Đồng)

Chỉ tiêu

Nhóm bò lai

TB

BrLs

DrLs

Laisind

– KL sơ sinh (kg)

20,2 ± 0,4

20,6 ± 0,8

19,7 ± 0,6

20,2 ± 0,5

– KL 6 tháng tuổi (kg)

109,2 ± 1,3 a

113,7 ± 5,5 a

87,2 ± 1,8 b

103,4 ± 14,2

– KL 12 tháng tuổi (kg)

173,7 ± 7,7 b

183,6  ± 5,2 a

142,3 ± 3,7 c

166,4 ± 21,6

– TT tuyệt đối  (g/con/ngày)

426 ± 53 b

453 ±  34 a

341 ±  49 c

406,6 ± 58,4

* Các giá trị trung bình trong cùng 1 hàng có chỉ số trên bằng chữ khác nhau thì sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05).

Với dự án SXTN cấp Nhà nước, từ 2009 – 2011 đã sử dụng tinh bò đực giống Brahman và Red Sind để phối giống cho đàn bò Laisind tại Đắk Lắk và Gia Lai. Kết quả đã có 1.315 con bê ra đời. Khối lượng bò lai Zêbu lúc 24 tháng tuổi đạt: 233,9 kg/con tăng hơn so với bò địa phương là 25,2%.

Bảng 3. Khối lượng của bò lai Zêbu tại Gia Lai và Đắk Lắk

TT

Chỉ tiêu

H. Ia Pa

(Gia Lai)

H. Krông Năng

H.

CưM’gar

Tổng

(Đắk Lắk)

1

Số bò đẻ (con)

423

407

485

1.315

2

KL bò (kg)

 

 

 

 

 

– Sơ sinh

19,7

19,8

19,7

 

 

– 12 tháng

149,4

141,3

150,2

 

 

– 24 tháng

234,8

230,3

227,8

 

Từ năm 2013 – 2016, trong khuôn khổ đề tài cấp tỉnh Lâm Đồng, nhóm nghiên cứu của WASI đã tiến hành lai tạo đàn bò thịt cao sản các giống Brahman, Drought Master và Red Angus với bò nền Laisind. Kết quả cho thấy, khối lượng của các nhóm bò lai cao sản lúc 18 tháng tuổi đều cao hơn bò Laisind, trong đó nhóm bò lai Red Angus đạt cao nhất: 327,3 kg/con, tiếp đến là bò lai Drought Master: 320,0 kg/con và bò lai Brahman: 288,3 kg/con. Trong khi đó bò Laisind khối lượng lúc 18 tháng tuổi chỉ đạt 187,2 kg/con.

Bảng 4. Khối lượng và thành phần thịt của bò lai cao sản tại Lâm Đồng

TT

Chỉ tiêu

Nhóm bò lai

TB

BrLs

DrLs

RLs

Laisind

1

Khối lượng (kg)

 

 

 

 

 

 

KL sơ sinh

20,1 ± 0,4

21,8 ± 0,5

21,6 ± 0,6

19,7 ± 0,6

20,8 ± 1,1

 

KL 6 tháng tuổi

124,0±1,3b

134,3±1,3ab

137,0±1,7a

87,2±1,8c

120,5±23,0

 

KL 12 tháng tuổi

 221,7±2,9b

 236,3±3,2a

235,0±5,0a

142,7±4,0c

208,7±44,6

 

KL 18 tháng tuổi

288,3±2,9b

320,0±5,0a

327,3±4,5a

187,7±2,1c

281,6±64,3

2

Thành phần thịt (%)

 

 

 

 

 

 

Tỉ lệ thịt xẻ

50,8

52,4

54,7

46,6

51,1 ± 3,4

 

Tỉ lệ thịt tinh

41,5

42,6

44,5

38,7

41,8 ± 2,4

 

Tỉ lệ thịt loại 1

35,2

36,8

38,8

33,4

36,1 ± 2,3

 

Tỉ lệ thịt loại 2

37,5

36,8

36

38,2

37,1 ± 0,9

* Các giá trị trung bình trong cùng 1 hàng có chỉ số trên bằng chữ khác nhau thì sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05).

Tỉ lệ thịt xẻ của các nhóm bò như sau: đạt cao nhất là nhóm lai Red Angus: 54,7%; tiếp đến là nhóm lai Drought Master: 52,4% và thấp nhất là nhóm lai Brahman: 50,7%. Tỉ lệ thịt loại 1 của nhóm bò Red Angus đạt cao nhất: 38,8%, tiếp đến là nhóm Drought Master (36,8%) và thấp nhất là nhóm bò lai Brahman (35,2%).

Từ những kết quả nghiên cứu trên, WASI đã xây dựng và chuyển giao thành công các quy trình: “Quy trình lai tạo bò thịt chất lượng cao”; “Quy trình lai tạo bò lai Zêbu”“Quy trình kỹ thuật chăn nuôi bò lai cao sản” vào các tỉnh Tây Nguyên.

Hình 1: Bò lai Red Angus lúc 18 tháng tuổi tại Lâm Đồng

Hình 2: Bò lai Drought Master lúc 18 tháng tuổi tại Lâm Đồng