Bón phân lân nung chảy cho cây Sầu riêng

TS. Trương Hồng

     Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bón phân lân chứa can xi, ma giê đã làm năng suất, chất lượng quả sầu riêng được cải thiện đáng kể, đặc biệt trên đất nghèo các cation kiềm, kiềm thổ như Can xi, ma giê và chua mạnh.

     Tại Thái Lan, bón phân lân chứa can xi, ma giê đã làm năng suất tăng từ 5 – 15 % so với các dạng lân không chưa can xi; mẫu mã quả sầu riêng đẹp, tỷ lệ thịt ăn được cao hơn từ 2 – 7 %; cảm quan tốt, vị thơm ngon hơn.

     Tại Malaysia, bón phân lân chứa can xi, ma giê đã làm cho tỷ lệ rụng quả sầu riêng giảm 7 – 14 % so với phân lân không chứa can xi; mẫu mã quả đẹp, độ đồng đều của quả cao hơn.

      Các kết quả điều tra, nghiên cứu bước đầu của WASI cho thấy các vườn sầu riêng bón lân Văn Điển nhiều năm liên tục cho năng suất trái khá ổn định, tỷ lệ rụng quả thấp; độ đồng đều của quả sầu riêng tốt hơn; chất lượng phần ăn được thơm, ngon hơn so với các vườn sầu riêng bón phân lân không chứa can xi, ma giê, si lic hoặc có chứa với lượng thấp.

      Từ kết quả điều tra, nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu ngoài nước, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên bước đầu khuyến cáo lượng lân nung chảy bón cho cây sầu riêng ở bảng dưới đây:

      Khuyến cáo bón lân nung chảy cho cây sầu riêng

Giai đoạn

 

Lượng bón

Kỹ thuật bón

Kiến thiết cơ bản

Năm trồng mới – năm thứ 1 (bón lót)

500 – 600 g/hố

Bón lót, trộn với phân chuồng hoai mục

Năm thứ 2

400 – 500 g/cây

Bón rãi xung quanh tán, cách gốc 20 cm, có thể xăm xới với đất

Năm thứ 3

500 – 600 g/cây

Bón rãi xung quanh tán, cách gốc 40 cm, có thể xăm xới với đất

Năm thứ 4

600 – 700 g/cây

Bón rãi xung quanh tán, cách gốc 60 cm, có thể xăm xới với đất

Năm thứ 5

700 – 800 g/cây

Bón rãi xung quanh tán, cách gốc 90 cm, có thể xăm xới với đất

Kinh doanh

Năm  thứ 6

1.000 – 1.500 g/cây

Bón rãi xung quanh tán, cách gốc 120 cm, có thể xăm xới với đất

Từ năm thứ 7 trở đi

1.500 – 2.500 g/cây

Bón rãi xung quanh tán, cách gốc 150 cm, có thể xăm xới với đất

     Thành phần dinh dưỡng của lân nung chảy (Văn Điển là loại phân lân nung chảy):

   – P2O5 = 15 – 17%;

   – CaO = 28 – 34%;

   – MgO = 15 – 18%;

   – SiO2 = 24 – 30%

     Ngoài ra trong phân còn có các chất vi lượng cần thiết cho cây trồng như B, Mn, Zn, Cu, Co…

     Thời điểm bón lân nung chảy: bón 1 lần vào đầu  mùa mưa.

     Tuy nhiên cũng có thể chia làm 2 lần bón:

  • Lần 1: đầu mùa mưa vào tháng 4, 5
  • Lần 2: vào tháng 9, khi đất còn đủ ẩm.

     Lưu ý: cần bón lân trước khi bón đạm; bón cân đối giữa lân với đạm và lân với kali để đạt được hiệu quả kinh tế tối ưu nhất.

     Lưu ý rằng cần bón cân đối lân với đạm và kali có bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng kẽm (Zn), bo (B) để giúp cây đảm bảo đầy đủ các chất dinh dương đa, trung và vi lượng; vì vậy năng suất, chất lượng và hiệu quả của việc trồng sầu riêng sẽ được tăng cao.

     Lượng phân có thể điều chỉnh theo mức năng suất thu hoạch. Năng suất cao bón phân nhiều hơn, ngược lại sẽ ít hơn./.