Th.S. Nguyễn Thị Thanh Mai
Bộ môn Cây Công nghiệp
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên đã chọn tạo được hai giống cà phê vối chín muộn TR14, TR15. Các giống này có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp với nhiều vùng sinh thái khác nhau. Tại các vùng trồng, hai giống TR14, TR15 cho năng suất ổn định đạt trên 5,5 tấn nhân/ha vào giai đoạn kinh doanh, chất lượng hạt cà phê nhân sống khá tốt và đặc biệt chất lượng thử nếm của các giống này được đánh giá cao, trong đó giống TR15 được đánh giá là cà phê đặc sản.
Hai giống TR14, TR15 có thời điểm chín khá muộn vào cuối tháng 1 và trong tháng 2, do đó giảm được lượng nước tưới trong mùa khô, giảm áp lực công lao động và sân phơi. Điều này sẽ giúp cho người trồng cà phê tiết kiệm được chi phí đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng giá trị xuất khẩu.
Với những ưu thế mà các giống chín muộn mang lại, nhằm để chuyển giao giống mới ra sản xuất, ngoài việc trồng mới thì cưa ghép cải tạo cũng là một trong các biện pháp kỹ thuật mang lại hiệu quả cao, đáp ứng với nhu cầu trẻ hóa các vườn cà phê hết chu kỳ kinh doanh ngày càng nhiều như hiện nay.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Hai giống cà phê vối chín muộn TR14, TR15 đã được công nhận sản xuất thử từ năm 2016, theo quyết định số 2812/QĐ-BNN-TT ngày 07/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và giống đối chứng TR6.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
– Thời gian, quy mô và địa điểm thực hiện:
+ Thời gian: Từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2020.
+ Quy mô và địa điểm: Các mô hình được xây dựng tại 3 địa điểm gồm: huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk 01 ha; thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 01 ha và huyện Iagrai, tỉnh Gia Lai 02 ha. Các vườn cưa ghép cải tạo là vườn 20 năm tuổi, sinh trưởng và phát triển bình thường nhưng cho năng suất thấp. Trên các mô hình 3 giống được ghép xen kẽ 2 hàng một giống, hết giống này đến giống khác.
– Các chỉ tiêu theo dõi: Năng suất thực thu của các giống qua các năm (tấn nhân/ha); chất lượng quả hạt: khối lượng 100 nhân (g), tỷ lệ hạt trên sàng 16 (%), tỷ lệ tươi/nhân và khả năng kháng bệnh gỉ sắt của các giống.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Năm 2017, mô hình ghép cải tạo các giống cà phê vối chín muộn được thực hiện tại 3 địa điểm huyện Krông Búk (01 ha), thành phố Buôn Ma Thuột (01 ha) của Đắk Lắk và huyện IaGrai của Gia Lai (02 ha). Kết quả của các mô hình ghép cải tạo như sau:
Bảng 1. Năng suất và khả năng kháng bệnh gỉ sắt của các giống cà phê vối chín muộn TR14, TR15 sau 30 và 42 tháng ghép cải tạo tại huyện Krông Búk, Đắk Lắk
Giống |
Năng suất (tấn nhân/ha) |
Tăng/giảm so với đ/c (%) |
CSB (%) |
||
Vụ 2019 |
Vụ 2020 |
TB 2 vụ |
|||
TR14 |
3,13 |
4,86 |
4,00 |
29,03 |
0 |
TR15 |
2,99 |
4,78 |
3,89 |
25,48 |
0 |
TR6 (đ/c) |
2,29 |
3,90 |
3,10 |
– |
0 |
Sau 30 và 42 tháng ghép cải tạo tại huyện Krông Búk, Đắk Lắk, các giống TR14, TR15 cho năng suất khá cao. Sau 30 tháng năng suất của các giống đạt lần lượt là 3,13 và 2,99 tấn nhân/ha, sau 42 tháng khi vào vụ kinh doanh 1 năng suất của các giống cà phê vối chín muộn tăng lên đáng kể, đạt 4,86 và 4,78 tấn nhân/ha. Năng suất trung bình 2 vụ thu hoạch đầu đạt 4,00 và 3,89 tấn nhân/ha, tăng 29,03% và 25,48% so với giống đối chứng TR6 trong cùng điều kiện canh tác. Tại Krông Búk, trong những năm đầu các giống TR14, TR15 chưa bị nhiễm bệnh gỉ sắt.
Bảng 2. Chất lượng quả hạt của các giống cà phê vối chín muộn TR14, TR15 sau 30 tháng ghép cải tạo tại Krông Búk, Đắk Lắk
Giống |
Tỉ lệ tươi/nhân |
Khối lượng 100 nhân (g) |
Tỷ lệ hạt trên sàng 16 (%) |
TR14 |
4,7 |
18,9 |
93,2 |
TR15 |
4,3 |
23,1 |
97,9 |
TR6 (đ/c) |
4,7 |
16,5 |
76,7 |
Các chỉ tiêu về chất lượng hạt cà phê nhân sống của các giống TR14, TR15 ở vụ thu bói cũng vượt trội hơn so với đối chứng, khối lượng 100 nhân đạt từ 18,9 g – 23,1 g, trong khi đó giống đối chứng có khối lượng 100 nhân chỉ đạt 16,5 g; tỷ lệ hạt trên sàng 16 đạt từ 93,2% – 97,9% và giống đối chứng chỉ đạt 76,7%. Ở vụ thu bói đầu tiên nhưng tại Krông Búk tỷ lệ tươi/nhân của các giống TR14, TR15 và giống đối chứng TR6 khá thấp, biến động từ 4,3 – 4,7 kg tươi đạt 1 kg nhân.
Bảng 3. Năng suất và khả năng kháng bệnh gỉ sắt của các giống cà phê vối chín muộn TR14, TR15 sau 30 và 42 tháng ghép cải tạo tại thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
Giống |
Năng suất (tấn nhân/ha) |
Tăng/giảm so với đ/c (%) |
CSB (%) |
||
Vụ 2019 |
Vụ 2020 |
TB 2 vụ |
|||
TR14 |
3,25 |
4,85 |
4,05 |
21,99 |
0 |
TR15 |
3,78 |
4,98 |
4,38 |
31,93 |
0 |
TR6 (đ/c) |
2,64 |
4,00 |
3,32 |
– |
0 |
Tại thành phố Buôn Ma Thuột, sau 30 tháng ghép cải tạo năng suất của các giống TR14, TR15 đạt từ 3,25 – 3,78 tấn nhân/ha và sau 42 tháng ghép năng suất đạt từ 4,85 – 4,98 tấn nhân/ha. Năng suất trung bình 2 vụ của các giống dao động trong khoảng từ 4,05 – 4,38 tấn nhân/ha, tăng từ 21,99% – 31,93% so với giống đối chứng TR6 trung bình chỉ đạt 3,32 tấn nhân/ha. Trong điều kiện Buôn Ma Thuột, trong những năm đầu các giống các phê vối chín muộn TR14, TR15 cũng hoàn toàn chưa bị nhiễm bệnh gỉ sắt.
Bảng 4. Chất lượng quả hạt của các giống cà phê vối chín muộn TR14, TR15 sau 30 tháng ghép cải tạo tại Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
Giống |
Tỉ lệ tươi/nhân |
Khối lượng 100 nhân (g) |
Tỷ lệ hạt trên sàng 16 (%) |
TR14 |
4,4 |
19,9 |
94,2 |
TR15 |
4,2 |
22,7 |
97,2 |
TR6 (đ/c) |
4,4 |
18,7 |
90,7 |
Mặc dù ở vụ thu bói, chất lượng quả hạt của các giống cà phê chưa được ổn định, nhưng các chỉ tiêu về khối lượng 100 nhân và tỷ lệ hạt trên sàng 16 của các giống cà phê vối chín muộn TR14, TR15 cũng thể hiện sự nổi trội hơn so với giống đối chứng TR6. Tại Buôn Ma Thuột khối lượng 100 nhân của giống TR14 đạt 19,9 g và giống TR15 đạt 22,7 g, trong khi đó giống TR6 chỉ đạt 18,7 g. Bên cạnh khối lượng 100 nhân thì tỷ lệ hạt trên sàng 16 của các giống chín muộn TR14, TR15 đạt từ 94,2% – 97,2%, trong khi đó giống TR6 đạt 90,7% và tỷ lệ tươi/nhân của các giống này tương đương nhau, biến động từ 4,2 – 4,4 kg quả tươi chế biến được 1 kg nhân.
Bảng 5. Năng suất và khả năng kháng bệnh gỉ sắt của các giống cà phê vối chín muộn TR14, TR15 sau 30 tháng ghép cải tạo tại Iagrai, Gia Lai
Giống |
Năng suất (tấn nhân/ha) |
Tăng/giảm so với đ/c (%) |
CSB (%) |
||
Vụ 2019 |
Vụ 2020 |
TB 2 vụ |
|||
TR14 |
3,19 |
4,50 |
3,85 |
24,19 |
0 |
TR15 |
2,69 |
4,58 |
3,64 |
17,42 |
0 |
TR6 (đ/c) |
2,25 |
3,95 |
3,10 |
– |
0 |
Tại huyện Ia Grai, Gia Lai vườn cưa ghép cải tạo sinh trưởng và phát triển khá tốt, sau 30 tháng ghép vườn cây đã cho năng suất rất cao, các giống TR14, TR15 cho năng suất đạt 3,19 và 2,69 tấn nhân/ha, sau 42 tháng trồng năng suất của các giống tăng lên, đạt từ 4,50 – 4,58 tấn nhân/ha và năng suất trung bình 2 vụ thu hoạch đầu của các giống dao động từ 3,64 – 3,85 tấn nhân/ha, tăng từ 17,42% – 24,19% so với giống đối chứng đạt 3,10 tấn nhân/ha. Tương tự như Đắk Lắk và Lâm Đồng, tại Gia Lai các giống này chưa bị nhiễm bệnh gỉ sắt.
Bảng 6. Chất lượng quả hạt của các giống cà phê vối chín muộn TR14, TR15 sau 30 tháng ghép cải tạo tại Ia Grai, Gia Lai
Giống |
Tỉ lệ tươi/nhân |
Khối lượng 100 nhân (g) |
Hạt trên sàng 16 (%) |
TR14 |
4,3 |
19,5 |
92,7 |
TR15 |
4,3 |
22,2 |
97,3 |
TR6 (đ/c) |
4,6 |
18,1 |
91,3 |
Tại Gia Lai ở vụ thu bói, mặc dù các chỉ tiêu về chất lượng hạt cà phê nhân sống của các giống TR14, TR15 chưa được thể hiện rõ, tuy nhiên trong cùng điều kiện canh tác chất lượng quả, hạt của giống này vẫn cao hơn so với giống đối chứng TR6.
Bảng 7. Năng suất trung bình 2 vụ thu hoạch đầu và khả năng kháng bệnh gỉ sắt của các giống cà phê vối chín muộn TR14, TR15 tại các địa điểm cưa ghép cải tạo
Địa điểm |
Năng suất (tấn nhân/ha) |
Tăng so với đối chứng (%) |
CSB gỉ sắt (%) |
||||
TR14 |
TR15 |
TR6 |
TR14 |
TR15 |
TR14 |
TR15 |
|
Krông Buk |
4,00 |
3,89 |
3,10 |
29,03 |
25,48 |
0 |
0 |
Buôn Ma Thuột |
4,05 |
4,38 |
3,32 |
21,99 |
31,93 |
0 |
0 |
IaGrai |
3,85 |
3,64 |
3,10 |
24,19 |
17,42 |
0 |
0 |
Trung bình |
3,97 |
3,97 |
3,17 |
25,24 |
25,24 |
0 |
0 |
Nhìn chung, sau 42 tháng ghép cải tạo tại cả 3 vùng các giống chín muộn TR14, TR15 cho năng suất rất cao, trung bình 2 vụ thu hoạch đầu cả 2 giống đều đạt 3,97 tấn nhân/ha, tăng 25,24% so với đối chứng. Các vườn cà phê cưa ghép cải tạo ở các vụ thu hoạch đầu cho năng suất cao nên cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, phun phân bón qua lá giúp cho cây cà phê phát triển cành thứ cấp, tạo bộ tán cân đối để cây phát triển bền vững ở giai đoạn kinh doanh ổn định.
Bảng 8. Đặc điểm về chất lượng quả, hạt của các giống cà phê vối chín muộn TR14, TR15 sau 30 tháng ghép cải tạo tại các địa điểm
Địa điểm |
Khối lượng 100 nhân (g) |
Hạt trên sàng 16 (%) |
Tỷ lệ tươi/nhân |
|||
TR14 |
TR15 |
TR14 |
TR15 |
TR14 |
TR15 |
|
Krông Buk |
18,9 |
23,1 |
93,2 |
97,9 |
4,7 |
4,3 |
Buôn Ma Thuột |
19,9 |
22,7 |
94,2 |
97,2 |
4,4 |
4,2 |
IaGrai |
19,5 |
22,2 |
92,7 |
97,3 |
4,3 |
4,3 |
Trung bình |
19,4 |
22,7 |
93,4 |
97,5 |
4,5 |
4,3 |
Kết quả đánh giá ở vụ thu bói cho thấy, chất lượng hạt cà phê nhân sống của các giống chín muộn TR14, TR15 đạt khá tốt, khối lượng 100 nhân trung bình dao động trong khoảng từ 19,4 g – 22,7 g, tỷ lệ hạt trên sàng 16 đạt 93,4% và 97,5%, tỷ lệ tươi/nhân là 4,5 và 4,3. Ở những năm đầu khi vườn cây vẫn rất sung sức các giống cà phê vối chín muộn chưa có biểu hiện bị nhiễm bệnh gỉ sắt.
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
Các mô hình ghép cải tạo, sau 42 tháng ghép cho năng suất khá cao, tại các vùng năng suất trung bình 2 vụ thu hoạch đầu của giống TR14 biến động từ 3,85 – 4,05 tấn nhân/ha, tăng từ 21,99% đến 29,03%; giống TR15 biến động từ 3,64 – 4,38 tấn nhân/ha, tăng từ 17,42% – 31,93% so với giống đối chứng.
4.2. Đề nghị
Nhân rộng các mô hình giống cà phê vối chín muộn tại các tỉnh Tây Nguyên thông qua các Dự án Khuyến nông, Dự án Nông thôn mới…, để tạo vùng nguyên liệu cà phê chất lượng cao bằng biện pháp cưa ghép cải tạo kết hợp với trồng mới để trẻ hóa vườn cà phê.
Một số hình ảnh mô hình cưa ghép cải tạo các giống cà phê vối chín muộn TR14, TR15
Hình 1. Mô hình cưa ghép cải tạo các giống cà phê vối chín muộn sau 30 tháng ghép tại huyện Krông Búk – Đắk Lắk
Hình 2 và 3. Mô hình cưa ghép cải tạo các giống cà phê vối chín muộn sau 30 tháng ghép tại huyện Iagrai – Gia Lai