KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY TRÌNH TRUY XUẤT NGUỒN GỐC VÀ BAO BÌ CHO SẢN PHẨM CÀ PHÊ SẢN XUẤT THEO HƯỚNG HỮU CƠ

Đinh Văn Phê – Bộ môn Hệ thống Nông nghiệp

Năm 2022, Dự án khuyến nông trung ương “Xây dựng mô hình sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ có truy xuất nguồn gốc và liên kết tiêu thụ sản phẩm” thực hiện tại 4 điểm xây dựng mô hình là Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và Sơn La với quy mô 40 ha và 41 hộ tham gia. Trong đó có nội dung truy xuất nguồn gốc và thiết kế bao bì cho sản sản cà phê theo hướng hữu cơ phối hợp giữa Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (đơn vị chủ trì Dự án) và Công ty Cổ phần Chứng nhận và Kiểm nghiệm FAO (đơn vị tư vấn FAO) thực hiện.

Để thực hiện được qui trình truy xuất nguồn gốc đơn vị tư vấn đã thực hiện 04 cuộc khảo sát tại 4 mô hình với quy mô 40 ha. Trong đó 20 ha cà phê vối (mô hình tại Đắk Lắk, Đắk Nông) và 20 ha cà phê chè (mô hình tại Lâm Đồng và Sơn La). Số hộ được khảo sát là 41 hộ, trên sản phẩm là hạt cà phê nhân xô. Sản lượng thực hiện qui trình truy xuất là 70 tấn cà phê vối và 46 tấn cà phê chè. Qui trình thực hiện qua 6 bước gồm:

+ Bước 1: FAO đã tiến hành khảo sát về quy trình sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ tại 4 điểm xây dựng mô hình cho đến sản phẩm (hạt cà phê xô) tiêu thụ trên thị trường;

+ Bước 2: FAO nên quy trình thực hiện truy xuất nguồn gốc phù hợp với quy trình sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ tại 4 đơn vị phối hợp Dự án (Trung tâm Khuyến nông- Giống cây trồng, vật nuôi- thủy sản Đắk Lắk, Trung tâm Khuyến nông Đắk Nông, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông lâm nghiệp Tây Bắc);

+ Bước 3: FAO đã xây dựng biểu mẫu nhập thông tin về nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất (phân bón hữu cơ, các loại thuốc BVTV sinh học) theo lô sản xuất của hộ mô hình;

+ Bước 4: Thiết lập hệ thống phần mềm quản lý sản phẩm;

+ Bước 5: Đào tạo sử dụng phần mềm truy xuất và bước 6, thực hiện truy xuất thực tế.

       

Hình 1: Sơ đồ các bước triển khai truy xuất nguồn gốc

Kết quả đã hoàn thiện được các thông tin dữ liệu để truy xuất, đưa vào phần mềm quản lý và lưu giữ, các dữ liệu có thể truy xuất bằng mã QR code để lấy các thông tin của sản phẩm. Mã QR code này sẽ được in trên các bao bì.

Ngoài ra, đơn vị tư vẫn đã thiết kế được 04 mẫu bao bì bằng chất liệu bao đay, quy cách 75 x 110 cm cho 4 điểm xây dựng mô hình, các mẫu bao bì đều đã sử dụng ký hiệu của 04 mã QR code để có thể truy xuất nguồn gốc các thông tin sản phẩm. Số lượng đã thực hiện là 630 bao cung cấp cho các hộ tham gia Dự án để chứa sản phẩm hạt cà phê xô (hạt chưa qua chế biến). Các sản phẩm này sẽ được quảng bá và giới thiệu để lan rộng kết quả của dự án đã tạo ra sản phẩm sản xuất theo hướng hữu cơ tại địa phương.

Hình 2: Khảo sát thực địa, phỏng vấn truy xuất sản phẩm cà phê sản xuất theo hướng hữu cơ tại địa phương thực hiện dự án

Hình 3: Bao bì có tem truy xuất nguồn gốc, quảng bá sản phẩm cà phê sản xuất theo hướng hữu cơ tại 4 tỉnh của Dự án