Hiệu quả kinh tế của Mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật khoa học và công nghệ trong chăn nuôi Bò thịt chất lượng cao tại tỉnh Lâm Đồng

Trương La, Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên

1. Mở đầu

Lâm Đồng là một trong những tỉnh của Tây Nguyên có thế mạnh phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao. Tuy nhiên, chăn nuôi bò thịt ở đây phát triển chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Năng suất, chất lượng đàn bò còn thấp, chưa tạo ra được sản phẩm có tính hàng hóa, hiệu quả mang lại từ chăn nuôi bò thịt còn thấp và thiếu tính bền vững. Để khai thác tốt tiềm năng hiện có của địa phương nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò thịt tại Lâm Đồng, từ năm 2017 đến 2020, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên đã ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ để xây dựng mô chăn nuôi bò thịt chất lượng cao tại tỉnh Lâm Đồng. Mô hình đã áp dụng đồng bộ tiến bộ khoa học và công nghệ về giống, kỹ thuật nuôi dưỡng, thức ăn, vệ sinh môi trường chăn nuôi, qua đó đã nâng cao được năng suất và chất lượng đàn bò thịt nuôi tại Lâm Đồng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

2. Phương pháp xây dựng mô hình

2.1. Địa điểm và thời gian thực hiện

– Địa điểm: Mô hình được xây dựng tại các huyện: Cát Tiên, Lâm Hà; Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.

– Thời gian: Thực hiện từ 7/2016 – 7/2020.

2.2. Phương pháp xây dựng mô hình chăn nuôi bò thịt chất lượng cao

– Xây dựng mô hình chăn nuôi bò thịt chất lượng cao theo 2 loại mô hình: Phối giống trực tiếp và thụ tinh nhân tạo (TTNT). Địa điểm cụ thể các mô hình như sau:

+ Xây dựng mô hình phối giống bò trực tiếp được tiến hành tại huyện Cát Tiên với 06 hộ tham gia ở 02 xã và 01 thị trấn (Thị trấn Cát Tiên, xã Quảng Ngãi và xã Tư Nghĩa);

+ Mô hình phối tinh nhân tạo bò, gồm các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, với 12 hộ tham gia, mỗi huyện có 04 hộ (Thị trấn Đinh Văn và xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà; xã Tân Hội, huyện Đức Trọng; xã Pró, huyện Đơn Dương).

– Quy mô: Mỗi hộ chăn nuôi có ít nhất là 04 con bò nền Laisind. Bò nền được tuyển chọn có khối lượng từ 260 kg/con trở lên, là bò hậu bị hoặc đã đẻ 01 lứa. Diện tích cỏ trồng tối thiểu đạt 2.000 m2/hộ.

3. Hiệu quả kinh tế mô hình chăn nuôi bò thịt chất lượng cao

3.1. Tổng hợp các kết quả của mô hình chăn nuôi bò thịt

Kết quả mô hình chăn nuôi bò thịt chất lượng cao được trình bày tại bảng 1.

Bảng 1. Tổng hợp kết quả các mô hình chăn nuôi bò thịt

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Mô hình tại các huyện

Tổng

TB

Cát Tiên

Lâm Hà

Đơn Dương

Đức Trọng

1

Bò cái sinh sản

con

24

16

16

16

72

4

2

Số bò lai đẻ ra

con

48

31

31

32

142

7,9

3

KL bò lai

kg/con

 

 

 

 

 

 

 

– Sơ sinh

 

21,5

21,1

22,3

21,7

– 

21,7

 

– 6 tháng

 

125,5

115,0

124,2

121,3

– 

121,5

 

– 12 tháng

 

188,8

184,0

188,4

181,3

– 

185,6

 

– 18 tháng

 

 248

246,5

245,9

243,4

– 

246,0

 

– 21 tháng

 

304

308

316,3

  306

 

308,6

4

Đồng cỏ

         

 

 

4.1

Diện tích cỏ

ha

1,7

1,2

1,4

1,5

5,8

0,3

 

Ghi nê

 

0,3

0,4

0,3

0,4

1,4

0,08

 

VA06

 

1,4

0,8

1,1

1,1

4,4

0,2

4.2

Năng suất xanh

tấn/ha

       

 

 

 

Ghi nê

 

211,5

229

215

211,8

216,8

 

VA06

 

275

289

315,5

309,8

297,3

5

Chế biến thức ăn

         

 

 

5.1

Thức ăn rơm lúa khô

tấn

10

16

17

12

45

2,5

5.2

Thức ăn ủ chua,

ủ urê

tấn

36

20

24

12,4

92,4

5,1

 6

Số bò vỗ béo

con

6

6

6

6

24

6

 

Tăng KL BQ

g/ngày

755,5

846,7

805,6

885,6

823,4

 

Hệu quả kinh tế

1.000 đ/con

4.955

5.716

5.375

6.037

5.520

– Tổng đàn bò cái sinh sản ở cả 18 hộ tham gia mô hình trên địa bàn 04 huyện là 72 con, trung bình mỗi hộ 04 con, đạt so với kế hoạch đề ra.

– Số bê lai Brahman được sinh ra là 142 con, bình quân: 08 con/hộ. Bò lai có khối lượng sơ sinh là 21,7 kg/con, khối lượng của bò lúc 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng tuổi tương ứng là 121,5; 185,6; 246,0 kg/con. Khối lượng bò lai Brahman cao hơn so với bò Laisind cùng các thời điểm 19,7; 87,2; 142,7; 187,7 kg/con (Trương La và cs, 2016; Trương La, 2017). Đến 21 tháng tuổi khối lượng bò lai Brahman đã đạt 308,6 kg/con. Khối lượng bò lai ở các độ tuổi của mô hình phối thụ tinh nhân tạo không có sự khác biệt đáng kể so với mô hình phối giống bò trực tiếp. Như vậy, việc sử dụng phương pháp TTNT hoặc dùng bò đực giống Brahman để phối giống cho bò cái Laisind đã cải thiện tầm vóc của đàn bò một cách đáng kể.

– Tổng diện tích trồng cỏ là 5,8 ha, đạt 161% so với kế hoạch đề ra. Năng suất xanh cỏ Ghi nê đạt 216,8 tấn/ha/năm, cỏ VA06 đạt 297,3 tấn/ha/năm, đạt yêu cầu đề ra. Tuy nhiên, năng suất cỏ trồng tại mô hình thấp hơn một ít so với công bố trước đây của Trương La (2019) tại Lâm Đồng (Năng suất cỏ Ghi nê và cỏ VA06 đạt tương ứng: 220 tấn và 320 tấn/ha/năm).

– Tổng lượng phụ phẩm chế biến (phơi khô, ủ chua, ủ urê) được là 137,4 tấn.

– Số bò vỗ béo bình quân là 6,0 con/hộ, tăng khối lượng là 823,4 g/con/ngày. Hiệu quả vỗ béo bò khá cao, mỗi con thu về sau 3 tháng là 5.520.000 đ/con (không tính công chăm sóc bò, tiền thức ăn xanh và thức ăn thô chế biến).

3.2. Hiệu quả kinh tế của mô hình

Bò lai Brahman có khối lượng trung lúc 24 tháng tuổi (xuất chuồng) là 300 kg (khối lượng bò ước tính theo tiềm năng bò lai hiện có của mô hình), bò lai sẽ khai thác theo 2 hướng: bán giết thịt và bán làm giống. Hiệu quả kinh tế của bò lai so với bò Laisind được trình bày tại bảng 2.

Bảng 2. Ước tính hiệu quả kinh tế của bò lai

TT

Chỉ tiêu

Bò lai Brahman

Laisind

Bò thịt

Bò giống

Bò thịt

Bò giống

1

KL xuất chuồng (kg)

300

300

250

250

2

Giá bán (1.000 đ/kg)

85

120

65

100

3

Tổng thu (1.000 đ)

25.500

36.000

16.250

25.000

4

Chênh lệch (1.000 đ/con)

9.250

11.000

Với giá bán bò tại thời điểm khảo sát (7/2020) khi bán bò lai giết thịt sẽ thu về 25.500.000 đ/con, cao hơn bò Laisind là 9.250.000 đ/con; đối với bò làm giống, tiền thu về là 36.000.000 đ/con, cao hơn bò Laisind là 11.000.000 đ/con.

Với số bò lai Brahman của mô hình là 142 con, trong đó có khoảng 40% bán làm giống và 60% bán thịt thì tiền thu về của mô hình so với sản xuất truyền thống (nuôi bò Laisind và không áp dụng kỹ thuật) sẽ được tính toán tại bảng 3.

Bảng 3. Hiệu quả kinh tế của mô hình

TT

Loại bò

Số lượng bò (con)

Thu tăng thêm (1.000 đ/con)

Thu tăng thêm của mô hình (1.000 đ)

1

Bò thịt

85

9.250

786.250

2

Bò giống

57

11.000

627.000

3

Cộng

142 

1.413.250

4

Vỗ béo

24

5.520

132.480

 

Tổng cộng

1.545.730

Tổng thu tăng thêm của mô hình dự án so với mô hình sản xuất truyền thống là 1.545.730 đồng (Thu tăng thêm từ lai tạo bò là 1.413.250 đồng và vỗ béo thu tăng thêm là 132.480.000 đồng). Như vậy, với việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật sẽ vào mô hình đã mang lại thu nhập cao hơn chăn nuôi truyền thống.

4. Kết luận và kiến nghị

4.1. Kết luận

Xây dựng thành công mô hình chăn nuôi bò thịt chất lượng cao tại với 18 hộ tham gia, mô hình có 142 con bò lai cao sản được sinh ra, khối lượng trung bình lúc 21 tháng tuổi đạt 319 kg/con. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật mô hình đạt và vượt mức yêu cầu đề ra của dự án. Tổng thu tăng thêm của mô hình dự án so với mô hình sản xuất truyền thống là 1.545.730.000 đồng.

4.2. Đề nghị

– Nhân rộng mô hình chăn nuôi bò lai chất lượng cao cho các địa phương khác có tiềm năng phát triển chăn nuôi bò tại Lâm Đồng.

– Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Khuyến nông các huyện cần hỗ trợ về vật tư và kỹ thuật để mở rộng việc thụ tinh nhân tạo cho bò tại các huyện phía Nam của tỉnh Lâm Đồng.

Hình 1. Trồng cỏ chăn nuôi tại mô hình

Hình 2. Bò lai Brahman


TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Trương La, Võ Trần Quang; Tôn Thất Dạ Vũ, Ngô Văn Bình (2016). Nghiên cứu khẩu phần thức ăn nuôi bò lai cao sản tại Lâm Đồng. Thông tin Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng, số 5 – 2016 (98).
  2. Trương La (2017). Một số kết quả nghiên cứu phát triển chăn nuôi bò thịt tại Tây Nguyên. Hội thảo: Kết quả nghiên cứu KH&CN phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ, TP. Buôn Ma Thuột, ngày 22/5/2017.
  3. Trương La (2019). Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên – Những kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ vùng Tây Nguyên. Hội thảo khoa học và công nghệ với doanh nghiệp. TP. Đà Lạt, tháng 5 năm 2019.