DANH SÁCH CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN, NHIỆM VỤ VỀ CÂY CÀ PHÊ DO WASI CHỦ TRÌ, THAM GIA THỰC HIỆN (TÍNH TỪ NĂM 1997 – 2018)
Đào Thị Lan Hoa
Phòng Khoa học và Hợp tác Quốc tế
- Tên các đề tài, dự án, nhiệm vụ về cây cà phê do WASI chủ trì đã nghiệm thu
– Kết quả điều tra nghiên cứu rệp sáp (P. citri Risso) hại quả cà phê và biện pháp phòng trừ bằng hóa học (Đề tài cấp cơ sở, 1997 – 1998).
– Điều tra nghiên cứu hội chứng vàng lá cà phê và biện pháp phòng trừ (Đề tài cấp Nhà nước, 1997 – 2001).
– Nghiên cứu ứng dụng giải pháp khoa học công nghệ nâng cao năng suất chất lượng cà phê tỉnh Đắk Lắk (Đề tài cấp tỉnh Đắk Lắk, 2001 – 2003).
– Nghiên cứu chọn tạo, công nghệ nhân giống và kỹ thuật thâm canh cà phê vối (Đề tài cấp Bộ, 2001 – 2005).
– Nghiên cứu chọn tạo giống và công nghệ nhân giống cà phê chè (Đề tài cấp Bộ, 2001 – 2005).
– Điều tra, khảo sát hiện tượng khô cành khô quả trên cà phê chè tại Tây Nguyên (Đề tài cấp cơ sở, 2002 – 2003).
– Nâng cao chất lượng cà phê, ngăn ngừa sự hình thành nấm mốc và độc tố OTA trên cà phê Việt Nam (Dự án TCP/VIE/2903, 2002 – 2005).
– Sản xuất thử các dòng vô tính cà phê vối chọn lọc tại một số vùng sản xuất cà phê trọng điểm của 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông (Dự án cấp Bộ, 2006 – 2008).
– Nghiên cứu chọn giống và các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhằm sản xuất cà phê bền vững, chất lượng cao phục vụ nội tiêu và xuất khẩu (Đề tài cấp Bộ, 2006 – 2010).
– Nghiên cứu sản xuất chế phẩm phân bón lá chuyên dùng cho cây cà phê – NUCAFE (Đề tài cấp cơ sở, 2006 – 2010).
– Nghiên cứu xuất chế phẩm sinh học sử dụng trong xử lý vỏ quả cà phê làm phân bón cho cây trồng (Đề tài cấp cơ sở, 2006 – 2010).
– Nghiên cứu xây dựng một số giải pháp nâng cao chất lượng cà phê nhân xuất khẩu của các tỉnh Tây Nguyên (Đề tài cấp Bộ, 2007 – 2009).
– Xây dựng mô hình ghép cải tạo vườn cà phê vối tại huyện Bảo Lâm (2008 – 2009).
– Áp dụng những giải pháp kỹ thuật và tiến bộ khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cà phê vối tại Lâm Đồng (Đề tài cấp tỉnh 2008 – 2010).
– Nghiên cứu các hình thức tổ chức sản xuất cà phê nguyên liệu chất lượng cao ở Tây Nguyên (Đề tài cấp Bộ, 2009 – 2010).
– Nghiên cứu, sản xuất chế phẩm tăng tính chịu hạn cho cà phê (Đề tài cấp cơ sở, 2009 – 2010).
– Nghiên cứu ứng dụng enzyme trong giai đoạn chế biến hạt cà phê để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm (Đề tài cấp Bộ, 2009 – 2010).
– Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật tổng hợp tiết kiệm chi phí đầu vào đối với cây cà phê ở Tây Nguyên (Đề tài cấp Bộ, 2009 – 2012).
– Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật góp phần làm cho quả cà phê vối (Robusta) chín tập trung (Đề tài cấp tỉnh 2009 – 2012)
– Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật tổng hợp trong tái canh cà phê vối ở Tây Nguyên (Đề tài cấp Bộ, 2009 – 2013).
– Nghiên cứu chọn tạo dòng cà phê vối có khả năng kháng cao đối với loài tuyến trùng gây hại chính dùng làm gốc ghép cho các giống cà phê chè và cà phê vối thương mại (Đề tài cấp Bộ, 2009 – 2013).
– Nghiên cứu kỹ thuật tưới tiết kiệm nước kết hợp bón phân qua nước cho cây cà phê ở Đắk Lắk (Đề tài cấp tỉnh Đắk Lắk, 2010 – 2011).
– Nghiên cứu áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm sản xuất cà phê chè bền vững tại Lâm Đồng (Đề tài cấp tỉnh Lâm Đồng, 2010 – 2012).
– Nghiên cứu đánh giá thực trạng và hiệu quả của việc áp dụng kỹ thuật ghép cải tạo đối với cây cà phê vối tại Lâm Đồng (2010 – 2012).
– Trồng và thâm canh cây cà phê (Dự án Khuyến nông Trung ương, 2011 – 2013).
– Tuyển chọn và ứng dụng enzyme đặc hiệu xử lý nguyên liệu cà phê quả tươi nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu suất phơi sấy trong chế biến khô (Đề tài cấp cơ sở, 2011 – 2013).
– Nghiên cứu kỹ thuật tưới tiết kiệm nước kết hợp bón phân qua nước cho cây cà phê ở Gia Lai (Đề tài cấp tỉnh Gia Lai 2011 – 2013).
– Dự án giống cà phê, ca cao (Dự án cấp Bộ, giai đoạn 2011 – 2015).
– Nghiên cứu chọn tạo giống cà phê vối chất lượng cao cho Tây Nguyên (Đề tài cấp Bộ, 2011 – 2015).
– Nghiên cứu chọn tạo giống cà phê chè chất lượng cao cho các vùng trồng chính (Đề tài cấp Bộ, 2011 – 2015).
– Xây dựng mô hình nâng cao thu nhập của người dân thông qua liên kết tổ chức ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật tái canh cây cà phê tăng hiệu quả kinh tế tại các xã Cư Ni, Ea Kmut, Cư Yang và Cư Huê, huyện Eakar, tỉnh Đắk Lắk (Dự án cấp Nhà nước – Chương trình Nông thôn mới, 2011 – 2015).
– Chương trình hợp tác phát triển cà phê bền vững (Dự án hợp tác giữa WASI và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nestlé Việt Nam, 2011 – 2015).
– Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao biện pháp phòng trừ tổng hợp hội chứng vàng lá trên cây cà phê vối tại Lâm Đồng (Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp (ACP), 2012 – 2013).
– Nghiên cứu hoàn thiện quy trình quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) áp dụng cho cây cà phê (Đề tài cấp Nhà nước, 2012 – 2015).
- – Nghiên cứu tuyển chọn một số giống cà phê chè phù hợp với đặc điểm sinh thái ở vùng Đông Trường Sơn của tỉnh Kon Tum (Đề tài cấp tỉnh Kon Tum, 2012 – 2015).
– Nghiên cứu trồng xen cà phê chè dưới tán rừng nghèo, rừng thưa góp phần nâng cao sinh kế cho người dân sống ven rừng ở một số xã huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum (Đề tài cấp tỉnh Kon Tum, 2012 – 2015).
– Giống cà phê vối lai TRS1 (Đề tài cấp cơ sở, 2012 – 2015).
– Chuyển giao công nghệ ghép chồi cà phê vối nhằm phổ biến bộ giống tốt ra sản xuất, phục vụ phát triển sản xuất cà phê vối theo hướng bền vững (Dự án cạnh tranh nông nghiệp (ACP), 2013).
– Nghiên cứu xác định tác nhân gây trở ngại trong tái canh cà phê tại Tây Nguyên, Việt Nam (Nhiệm vụ thực hiện với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Syngenta Việt Nam, 2013).
– Chọn lọc, ứng dụng một số chủng nấm ký sinh côn trùng trong đất có khả năng phòng trừ côn trùng hại rễ cây cà phê tại Đắk Lắk (Đề tài cấp tỉnh Đắk Lắk, 10/2012 – 3/2016).
– Nghiên cứu phát triển các giải pháp tái canh cà phê tại Tây Nguyên, Việt Nam (Nhiệm vụ thực hiện với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Syngenta Việt Nam, 6/2013 – 12/2016).
– Đánh giá chiến lược trẻ hóa cây cà phê ở Việt Nam (Dự án Ngân hàng Thế giới, 2014).
– Nghiên cứu xây dựng hệ thống nhân giống cây cà phê chè (Arabica) bằng công nghệ Bioreactor (Dự án cấp Nhà nước, 2014 – 2015).
– Đánh giá hiệu quả của dịch chiết xuất vỏ cây quế trong phòng trừ tuyến trùng và nấm bệnh gây hại rễ cây cà phê (Đề tài cấp cơ sở, 6/2014 – 6/2015).
– Xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp cà phê đạt hiệu quả, bền vững và được chứng nhận tại Tây Nguyên (Dự án Khuyến nông Trung ương, 2014 – 2016).
– Nghiên cứu sản xuất cà phê bền vững tại Tây Nguyên (Nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, 2015).
– Nghiên cứu sử dụng cây dã quỳ (Tithonia diversifolia) phòng trừ tuyến trùng và nấm bệnh gây hại cây cà phê (Đề tài cấp cơ sở, 2015 – 2016).
– Nghiên cứu bảo tồn, phát triển nguồn gen và một số biện pháp kỹ thuật phục vụ tái canh cà phê ở Tây Nguyên (Nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, 2016, 2017).
– Xây dựng, triển khai mô hình và tập huấn cà phê cảnh quan tại tỉnh Lâm Đồng (Thực hiện với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Chế biến Loui Dreyfus Company Việt Nam (LDCV), 2017).
- Tên các đề tài, dự án, nhiệm vụ về cây cà phê do WASI chủ trì đang thực hiện
– Nghiên cứu tuyển chọn một số giống cà phê chè (Coffea arabica L.) đạt năng suất, chất lượng cao tại Lâm Đồng (Đề tài cấp tỉnh Lâm Đồng, 2015 – 2018).
– Xây dựng mô hình quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) cho cây cà phê tái canh tại Đắk Lắk (Dự án hợp tác với Công ty Cổ phần Khử Trùng Việt Nam, 2015 – 2018).
– Xây dựng mô hình quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) cho cây cà phê tái canh tại Đắk Nông (Dự án hợp tác với Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời, 2015 – 2018).
– Chương trình hợp tác phát triển cà phê bền vững (Dự án hợp tác giữa WASI và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nestlé Việt Nam, 2016 – 2020).
– Xây dựng mô hình tái canh cà phê vối áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm rút ngắn thời gian luân canh, cải tạo đất (Dự án thực hiện với Tập đoàn Lộc Trời, 2016 – 2018).
– Phản ứng với các mức độ dưỡng chất trên các giống cà phê năng suất cao tại khu vực Tây Nguyên (Dự án thực hiện với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Yara Việt Nam, 1/2017-1/2018).
– Hỗ trợ kỹ thuật Xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật cho sản xuất, quản lý hoạt động sản xuất giống cà phê và xây dựng các mô hình tái canh cà phê bền vững chuyển giao cho các vùng trồng cà phê ở Tây Nguyên (Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT), 2017 – 2020).
– Nghiên cứu chọn tạo giống cà phê năng suất, chất lượng cao, chịu hạn phục vụ sản xuất cà phê bền vững (Đề tài cấp Bộ, 2017 – 2021).
– Sản xuất thử các giống cà phê vối chín muộn TR14, TR15 chất lượng cao tại các tỉnh Tây Nguyên (Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ, 2017 – 2021).
- Tên các đề tài, dự án, nhiệm vụ về cây cà phê do WASI phối hợp thực hiện với các đơn vị khác đã nghiệm thu
– Nghiên cứu ứng dụng thực tế quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và một số giải pháp nông học để nâng cao năng suất cà phê bền vững ở Đắk Lắk (Đề tài cấp Nhà nước do Viện Bảo vệ Thực vật chủ trì, WASI phối hợp thực hiện, 2005 – 2008).
– Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và đề xuất biện pháp phòng trừ ve sầu hại cà phê ở Tây Nguyên Lắk (Đề tài cấp Bộ do Viện Bảo vệ Thực vật chủ trì, WASI phối hợp thực hiện, 2008 – 2010).
– Nghiên cứu xác định các yếu tố hạn chế của đất cà phê vùng trồng cà phê già cỗi và các giải pháp khắc phục để tái canh có hiệu quả (Đề tài cấp Bộ, phối hợp thực hiện với Viện Quy hoạch Thiết kế Nông nghiệp, 2011 – 2014).
– Truy nguyên lượng nước trong canh tác cà phê (Dự án hợp tác với E.D.E, 2011 – 2014).
– Nghiên cứu nguyên nhân chính gây chết cà phê tái canh và đề xuất giải pháp khắc phục (Đề tài cấp Bộ, phối hợp thực hiện với Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 2014 – 2017).
- Tên các đề tài, dự án, nhiệm vụ về cây cà phê do WASI đang phối hợp thực hiện với các đơn vị khác
– Phát triển bền vững cà phê tại Cuba và Việt Nam (Dự án cấp Bộ, phối hợp thực hiện với Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2016 – 2020).
– Đổi mới công nghệ sản xuất cà phê hòa tan nguyên chất, chất lượng cao phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu (Dự án Đổi mới công nghệ Cấp nhà nước hợp tác thực hiện với Công ty Trách nhiệm hữu hạn An Thái, 2018 – 2019).