ThS. Phan Lý Thùy Mai, Bộ môn Hệ thống Nông nghiệp
Ngày 4 tháng 8 năm 2023, Bộ môn Hệ thống Nông nghiệp – Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) phối hợp với Công ty Cổ phần Khử trùng Việt Nam (VFC) và Công ty TNHH Syngenta Việt Nam (SYNGENTA) đã tổ chức hội thảo tổng kết chương trình kết nối bền vững “Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác hồ tiêu trồng xen trong vườn cà phê và sầu riêng trồng xen trong vườn cà phê”.
Tham dự buổi hội thảo tổng kết có đại diện Công ty Cổ phần Khử trùng Việt Nam (VFC) và Công ty TNHH Syngenta Việt Nam (SYNGENTA). Về phía WASI tham dự có ông Phan Việt Hà – Phó Viện Trưởng WASI, ông Phan Thanh Bình – Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác Quốc tế, bà Đào Thị Lan Hoa – Phó phòng Khoa học và Hợp tác Quốc tế, ông Nguyễn Xuân Hòa – Trưởng Bộ môn Hệ thống Nông nghiệp và các thành viên chính tham gia thuộc Bộ môn Hệ thống Nông nghiệp; Ngoài ra còn có các phóng viên đài truyền hình Gia Lai cũng đến dự và đưa tin.
Hình 1. Ông Phan Việt Hà – Phó Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên phát biểu chúc mừng hội thảo
Hội thảo giới thiệu, tham quan 2 mô hình trình diễn hồ tiêu xen canh cà phê và sầu riêng xen canh cà phê của chương trình kết nối bền vững nhằm báo cáo kết quả sau 2 năm thực hiện các biện pháp kỹ thuật cũng như giới thiệu các giải pháp phòng trừ sâu bệnh hại của VFC và SYNGENTA trên 2 vườn mô hình.
Hội thảo được nghe báo cáo về 2 mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác hổ tiêu trồng xen và sầu riêng trồng xen trong vườn cà phê.
Hình 2. Các đại biểu tham quan mô hình sầu riêng trồng xen trong vườn cà phê |
Hình 3. Các đại biểu tham quan mô hình hồ tiêu trồng xen trong vườn cà phê |
Kết quả sau 2 năm thực hiện mô hình, ghi nhận thực tế tại vườn cây cho thấy các mô hình cơ bản mang lại hiệu quả như mục tiêu đặt ra, cây cà phê, hồ tiêu và sầu riêng sinh trưởng phát triển tốt, bộ giải pháp của SYNGENTA vàVFC cơ bản cho kết quả tốt trong phòng trừ sâu bệnh hại trên 2 vườn mô hình, lợi nhuận kinh tế tăng hơn 10% so với canh tác phổ thông hiện nay. Đây là cơ sở khoa học để các đơn vị triển khai nhân rộng 2 mô hình trên tại nhiều địa bàn khác, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, hướng đến một nền nông nghiệp bền vững.