TS. Trần Vinh
- Giới thiệu
Sầu riêng được trồng ở Đông Nam Á và được hầu hết người dân châu Á mệnh danh là “vua của trái cây nhiệt đới” do hương thơm, hương vị độc đáo và nổi tiếng của nó (Aziz & jalil, 2019; MK Durian Harvests Sdn.Bhd., 2018). Trong thương mại sầu riêng toàn cầu, Thái Lan là nước xuất khẩu sầu riêng lớn nhất, chiếm đến 80 thị phần toàn cầu, với giá trị xuất khẩu lên đến trên 3 tỷ USD. Mặt khác, sầu riêng đã được các nhà khoa học thực phẩm coi là nguồn giàu dinh dưỡng cho con người như folate tự nhiên (Striegel et al., 2018), polyphenol, đóng góp chính vào khả năng chống oxy hóa (Arancibia et al., 2018), phức hợp vitamin B, kali, sắt, đặc tính chống lão hóa và trầm cảm (Gran View Research, 2019), cũng như các đặc tính làm giảm lượng đường trong máu và cholesterol trong cơ thể con người (Aziz & Jalil, 2019). Nhận thức về lợi ích của nó nên nhu cầu về sầu riêng trong những năm gần đây đã tăng lên không chỉ ở các thị trường hiện tại như các nước châu Á mà cả các thị trường mới như Mỹ, Anh và Đức (Grand View Research, 2019).
Thái Lan là nước dẫn đầu về xuất khẩu sầu riêng so với các đối thủ với tốc độ tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, xuất khẩu sầu riêng của Thái Lan vẫn phụ thuộc vào một số thị trường duy nhất đó là Trung Quốc và Hồng Kông, và thiếu đa dạng hóa thị trường. Theo báo cáo của Ngân hàng Thái Lan (BoT), Thái Lan có thể phải đối mặt với sự cạnh tranh gây gắt hơn trong việc xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc trong vòng 5 năm tới khi Trung Quốc nhập khẩu sầu riêng từ các nước khác, đặc biệt là Việt Nam.
Năm 2022, tổng giá trị xuất khẩu sầu riêng của Thái Lan là 124 tỷ baht, tương đương 3,4 tỷ USD. Tuy nhiên, người tiêu dùng Trung Quốc chủ yếu mua sầu riêng “Monthong” từ Thái Lan và gần đây đã mua sầu riêng tươi từ Việt Nam và Philippines.
Diện tích sầu riêng của Thái Lan tăng 8% mỗi năm. Các nước đối thủ cũng mở rộng diện tích trồng sầu riêng để sản xuất nhiều hơn phục vụ xuất khẩu. Trong 5 năm tới khả năng cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt hơn khi các đối thủ có thể tăng sản lượng và xuất khẩu nhiều sầu riêng hơn sang Trung Quốc. Nó có thể dẫn đến tình trạng cung vượt cầu tại thị trường Trung Quốc, gây áp lực lên xuất khẩu sầu riêng của Thái Lan và giá sầu riêng.
- Diện tích trồng sầu riêng của Thái Lan
Bảng 1: Diện tích các vùng trồng sầu riêng chính của Thái Lan
Tỉnh |
Diện tích (ha) |
Diện tích cho thu hoạch (ha) |
Sản lượng (Tấn) |
Năng suất (Kg/ha) |
Cả nước |
128.774 |
99.475 |
649.171 |
6.525 |
Vùng phía Bắc |
7.847 |
6.040 |
32.195 |
5.331 |
Vùng Đông Bắc |
697 |
421 |
2.783 |
6.610 |
Vùng Trung tâm |
52.524 |
42.006 |
427.909 |
10.187 |
Vùng phía Nam |
67.706 |
51.008 |
186.284 |
3.652 |
Nguồn: Cục kinh tế nông nghiệp (2020)
Qua bảng 1 cho thấy năm 2020 tổng diện tích sầu riêng của Thái Lan trên 128.000 ha với sản lượng trên 649.000 tấn. Có 4 vùng trồng sầu riêng chính là vùng phía Bắc, vùng Đông Bắc, vùng Trung tâm và vùng Phía Nam. Trong đó, vùng phía Nam có diện tích lớn nhất trên 67.000 ha. Năng suất sầu riêng Thái Lan trung bình chỉ đạt 6,5 tấn/ha.
- Sầu riêng tại tỉnh Chantaburi
Chantaburi là tỉnh miền Trung của Thái Lan, có tổng diện tích 633.600 ha với dân số 534.459 người trong 231.087 hộ gia đình. Năm 2018 diện tích đất dùng cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh này xấp xỉ 367.000 ha với 45.689 hộ gia đình làm nông nghiệp (Cục kinh tế nông nghiệp, 2020). Trong số diện tích đất nông nghiệp thì cây lâu năm chiếm khoảng 74%. Diện tích cây trồng lớn nhất là cao su (117.288 ha), tiếp đến là sầu riêng (33.197 ha).
Chantaburi là tỉnh có diện tích sầu riêng lớn nhất Thái Lan, trên 33.000 ha với sản lượng 284.874 tấn. Có 3 giống sầu riêng chính được trồng ở Chantaburi là “Monthong”, “Chani” và “Kradum”. Giống Monthong chiếm trên 80% diện tích sản xuất sầu riêng của tỉnh.