ThS. Phạm Thị Hoài, ThS. Dương Thị Oanh, ThS. Nguyễn Quang Ngọc
Trung tâm nghiên cứu và Phát triển Cây hồ tiêu
TÓM TẮT
Nhân giống hữu tính là cơ sở ban đầu để chọn ra các cá thể mang các tính trạng vượt trội về năng suất, chất lượng và chống chịu sâu bệnh hại, điều kiện bất lợi của môi trường nhằm phục vụ cho công tác chọn tạo giống hồ tiêu. Kết quả bước đầu cho thấy: Thời gian nảy mầm của hạt tiêu bắt đầu từ 13 – 27 ngày sau gieo ủ; Hạt nảy mầm tập trung trong khoảng 9 ngày kể từ 15 – 23 ngày sau gieo ủ; Tỷ lệ hạt nảy mầm từ 56,1 – 86,9%. Cây con 3 tháng tuổi của H-DP6 và H-L1 sinh trưởng khỏe, tỷ lệ cây tốt đạt 54,17% và 80,83%.
1. Đặt vấn đề
Trong sản xuất hồ tiêu, phương pháp nhân giống vô tính bằng hom thân và hom lươn được sử dụng phổ biến để duy trì các đặc tính tốt của cây mẹ như sinh trưởng phát triển tốt, năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh hại và các yếu tố bất thuận (Nguyễn Trần Quyện et al., 2020). Nông dân nhân giống sinh dưỡng thông giâm cành (Ravindran, 2000). Tuy nhiên, hạn chế của nhân vô tính qua nhiều thế hệ là giống sẽ thoái hóa, giảm sức sản xuất và không đa dạng được nguồn gen. Một phương pháp nhân giống khác là nhân hữu tính bằng hạt. Phương pháp này ít được sử dụng trong sản xuất do có sự phân ly cao, cây con phát triển kém và thời gian kiến thiết cơ bản dài. Nhân giống hữu tính thường được sử dụng trong nghiên cứu chọn tạo giống. Đa dạng di truyền nguồn gen là rất quan trọng để phát triển giống mới và cải tiến các tính trạng mong muốn (Reshma et al., 2022). Chọn lọc giống bằng phương pháp giao phấn giữa 2 hay nhiều giống với nhau tạo thành các con lai mang các tính trạng trội. Bằng phương pháp này, Ấn Độ đã phóng thích được giống Panniyur-2 (cây con giao phấn của giống Balankotta), giống Panniyur-5 (chọn lọc từ cây giao phấn tự do của giống Perumkodi), Panniyur-7, IISR Sakthi,… (Reshma et al., 2022). Tại Việt Nam, các nghiên cứu về nhân giống hữu tính chưa được thực hiện. Và trong thực tiễn, đã có một số cá thể hồ tiêu mọc từ hạt, leo bám tự nhiên trên cây mít hoặc cây cà phê mang các tính trạng quý về năng suất và chống chịu. Chính vì vậy, cần có các nghiên cứu đánh giá đặc điểm nhân giống hữu tính từ hạt hồ tiêu để làm cơ sở cho các nghiên cứu chọn tạo giống.
2. Vật liệu, phương pháp nghiên cứu
2.1 Vật liệu nghiên cứu
Bảng 1. Vật liệu giống hồ tiêu
TT |
Giống hồ tiêu |
Nguồn gốc giống |
Ký hiệu giống cây mẹ |
Ký hiệu hạt giống/cây con |
1 |
Ấn Độ |
Gia Lai |
A11 |
H-A11 |
2 |
Bầu Mây |
BRVT |
BM |
H-BM |
3 |
Tiêu địa phương |
Đồng Nai |
DP6 |
H-DP6 |
4 |
Tiêu lá to địa phương |
Đăk Nông |
KT2 |
H-KT2 |
5 |
Tiêu địa phương |
WASI |
L1 |
H-L1 |
6 |
Lộc Ninh |
Đồng Nai |
L3 |
H-L3 |
7 |
Lada |
Đồng Nai |
La6 |
H-La6 |
8 |
Mã Lai |
Đồng Nai |
M3 |
H-M3 |
9 |
Tiêu sẻ |
ĐăkLăk |
Se1 |
H-Se1 |
10 |
Sri Lanka Lanka |
Gia Lai |
Sr3 |
H-Sr3 |
11 |
Tiên Sơn |
WASI |
TS |
H-TS |
12 |
Vĩnh Linh lá nhỏ |
Quảng Trị |
V13 |
H-V13 |
13 |
Tiêu đọt xanh địa phương |
Đồng Nai |
V19 |
H-V19 |
14 |
Tiêu mọc từ hạt Vinh Linh |
Đồng Nai |
V21 |
H-V21 |
Ghi chú: Các giống hồ tiêu lấy quả có đặc điểm hình thái lá, thân khác nhau.
Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây Hồ tiêu, Gia Lai.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
+ Thu mẫu quả và xử lý mẫu quả: Tuyển chọn những quả chín đỏ, tách bỏ lớp vỏ bên ngoài hạt, rửa sạch, ủ trên đĩa nhựa có phủ lớp bông gòn, tưới nước giữ ẩm hàng ngày. Mỗi ký hiệu giống ủ 500 hạt/đĩa, ghi rõ thông tin giống, ngày ủ.
+ Gieo hạt nảy mầm ra khay xốp hoặc khay nhựa: những hạt nảy mầm được gieo ươm vào khay chứa giá thể gồm xơ dừa + đất + phân chuồng đã ủ hoai mục.
+ Cấy cây vào bầu đất: Khi cây con có 2 lá mầm, sinh trưởng tốt, bộ rễ không biến dạng, không nhiễm sâu bệnh hại sẽ được cấy vào bầu nilon đen (kích thước 12 x 23cm), chứa đầy giá thể gồm xơ dừa, đất, phân chuồng hoai mục.
+ Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ hạt nảy mầm (%); theo dõi 2 ngày/lần từ lúc hạt bắt đầu nảy mầm cho đến khi kết thúc; Tỷ lệ cây chết (%); tỷ lệ cây sinh trưởng tốt (%): đếm những cây có trên 2 lá thật, lá không bị biến dạng, có đỉnh sinh trưởng khỏe; Tỷ lệ cây sinh trưởng kém (%) đếm những cây sinh trưởng còi cọc, lá không bình thường nhỏ, dày cứng, đốt thân ngắn; Chiều cao cây (cm) đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng và Số lá/cây theo dõi trên những cây sinh trưởng tốt ở thời điểm 90 ngày sau cấy trong bầu đất.
Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel.
3. Kết quả và thảo luận
* Đặc điểm nảy mầm của hạt giống:
Sau 13 ngày ủ, hạt giống H-BM và H-L3 bắt đầu nảy mầm với tỷ lệ 3,6 và 7,1%. Đa số các giống nảy mầm sau 15 ngày ủ, trừ hạt H-DP6 và H-L1 nảy mầm muộn hơn. Thời gian hạt nảy mầm tập trung trong khoảng 9 ngày, từ 15 – 23 ngày sau ủ. Riêng H-La6, H-Sr3, H-V19 có thời gian nảy mầm kéo dài đến 27 ngày sau ủ, sau thời gian trên, hạt giống không còn nảy mầm. Tỷ lệ nảy mầm của các giống đạt từ 56,1 – 89,9%. Trong đó, H-M3 (56,1%) có tỷ lệ nảy mầm thấp nhất; 3 ký hiệu giống có tỷ lệ nảy mầm cao trên 80% là H-L1, H-V21, H-V19. Những giống còn lại có tỷ lệ nảy mầm từ 61,7 – 79,2%.
Bảng 1. Đặc điểm nảy mầm của hạt các giống hồ tiêu
TT |
Ký hiệu hạt giống |
Tỷ lệ hạt nảy mầm (%) |
|||||||||
13 NSU |
15 NSU |
17 NSU |
19 NSU |
21 NSU |
23 NSU |
25 NSU |
27 NSU |
Tổng |
|
||
1 |
H-A11 |
– |
28,7 |
16,0 |
11,6 |
11,4 |
7,0 |
– |
– |
74,6 |
|
2 |
H-BM |
3,6 |
17,1 |
11,7 |
11,2 |
14,7 |
3,4 |
– |
– |
61,7 |
|
3 |
H-DP6 |
– |
– |
12,7 |
24,3 |
27,6 |
7,6 |
– |
– |
72,2 |
|
4 |
H-KT2 |
– |
2,1 |
12,9 |
21,0 |
26,2 |
6,3 |
– |
– |
68,5 |
|
5 |
H-L1 |
– |
– |
12,6 |
47,2 |
18,5 |
6,1 |
– |
– |
84,4 |
|
6 |
H-L3 |
7,1 |
19,6 |
17,8 |
14,2 |
5,3 |
1,1 |
– |
– |
65,1 |
|
7 |
H-La6 |
– |
11,9 |
28,0 |
21,3 |
4,4 |
3,1 |
6,1 |
1,5 |
76,3 |
|
8 |
H-M3 |
– |
7,2 |
16,6 |
9,7 |
15,5 |
7,0 |
– |
– |
56,1 |
|
9 |
H-Se1 |
– |
6,4 |
16,8 |
22,0 |
24,3 |
7,9 |
– |
– |
77,3 |
|
10 |
H-Sr3 |
– |
1,7 |
6,7 |
16,5 |
12,9 |
13,1 |
8,1 |
3,2 |
62,2 |
|
11 |
H-TS |
– |
1,0 |
9,0 |
26,3 |
25,1 |
4,0 |
– |
– |
65,3 |
|
12 |
H-V13 |
– |
2,8 |
14,2 |
20,4 |
27,1 |
6,1 |
– |
– |
70,6 |
|
13 |
H-V19 |
– |
1,4 |
7,6 |
24,9 |
22,5 |
23,5 |
5,2 |
1,8 |
86,9 |
|
14 |
H-V21 |
– |
50,5 |
13,1 |
10,6 |
7,6 |
3,5 |
– |
– |
85,4 |
|
Ghi chú: NSU: ngày sau ủ
* Đặc điểm phân ly của cây con 3 tháng tuổi:
Sau 3 tháng cấy vào bầu, cây con ươm từ hạt có các biểu hiện phân ly rất rõ, cây chết, cây sinh trưởng tốt và cây sinh trưởng kém, còi cọc, thân, lá biến dạng. Tỷ lệ cây chết biến động lớn từ 2,5 – 80,77%; Tỷ lệ cây sinh trưởng tốt biến động từ 0 – 80,83%; Tỷ lệ cây sinh trưởng kém từ 15,83 – 55,83%. Trong đó, H-V21 tỏ ra không thích ứng, tỷ lệ cây chết cao (80,77%), không có cây sinh trưởng tốt và tỷ lệ cây còi cọc là 19,23%. Các ký hiệu giống có tỷ lệ cây sinh trưởng tốt là H-L1 (80,83%) và H-DP6 (54,17%), tỷ lệ cây sinh trưởng kém và cây chết thấp. Tiếp theo là các ký hiệu H-M3, H-L3, H-V13 có tỷ lệ cây sinh trưởng tốt từ 30,0 – 37,35%. Tuy nhiên, tỷ lệ cây sinh trưởng kém cao, từ 34,17 – 53,34% và tỷ lệ cây chết từ 13,33 – 28,33%. Các ký hiệu còn lại có tỷ lệ cây sinh trưởng kém thấp < 26%.
Bảng 2. Tỷ lệ cây chết, cây sinh trưởng tốt và kém của cây con 3 tháng tuổi
TT |
Ký hiệu cây con |
Tỷ lệ cây chết (%) |
Tỷ lệ cây sinh trưởng tốt (%) |
Tỷ lệ cây sinh trưởng kém (%) |
1 |
H-A11 |
20,00 |
24,17 |
55,83 |
2 |
H-BM |
27,50 |
21,67 |
50,83 |
3 |
H-DP6 |
30,00 |
54,17 |
15,83 |
4 |
H-KT2 |
31,67 |
25,83 |
42,50 |
5 |
H-L1 |
2,50 |
80,83 |
16,67 |
6 |
H-L3 |
13,33 |
33,33 |
53,34 |
7 |
H-La6 |
33,33 |
19,17 |
47,50 |
8 |
H-M3 |
18,33 |
30,00 |
51,67 |
9 |
H-Se1 |
46,61 |
12,71 |
40,68 |
10 |
H-Sr3 |
57,14 |
12,24 |
30,62 |
11 |
H-TS |
40,83 |
9,17 |
50,00 |
12 |
H-V13 |
28,33 |
37,50 |
34,17 |
13 |
H-V19 |
35,00 |
24,17 |
40,83 |
14 |
H-V21 |
80,77 |
0 |
19,23 |
* Đặc điểm sinh trưởng và kích thước lá của cây con 3 tháng tuổi:
Bảng 3. Chiều cao cây kích thước lá của cây con 3 tháng tuổi
TT |
Ký hiệu cây thực sinh |
Chiều cao cây (cm) |
Số lá/cây |
Chiều dài lá (cm) |
Chiều rộng lá (cm) |
1 |
H-A11 |
9,40 |
3,80 |
8,74 |
5,84 |
2 |
H-BM |
8,00 |
3,33 |
8,30 |
5,90 |
3 |
H-DP6 |
11,56 |
5,00 |
9,38 |
6,62 |
4 |
H-KT2 |
8,56 |
4,40 |
7,92 |
6,12 |
5 |
H-L1 |
9,36 |
3,33 |
8,96 |
6,48 |
6 |
H-L3 |
10,02 |
4,00 |
9,10 |
7,10 |
7 |
H-La6 |
9,24 |
3,80 |
8,40 |
5,36 |
8 |
H-M3 |
9,66 |
4,40 |
9,10 |
6,48 |
9 |
H-Se1 |
11,22 |
4,20 |
9,30 |
6,22 |
10 |
H-Sr3 |
7,10 |
2,80 |
8,58 |
7,10 |
11 |
H-TS |
9,46 |
3,60 |
8,34 |
5,94 |
12 |
H-V13 |
8,84 |
4,00 |
9,22 |
6,48 |
13 |
H-V19 |
8,58 |
3,40 |
8,10 |
6,84 |
14 |
H-V21 |
– |
– |
– |
– |
Ghi chú: (-) không quan trắc do cây sinh trưởng kém
Cây con 3 tháng tuổi của các ký hiệu giống đạt chiều cao cây từ 7,1 – 11,56 cm và đạt số lá trên cây từ 2,8 – 5,0 lá/cây. Tùy theo đặc tính giống mà khả năng phát triển của cây khác nhau. Trong đó, cây con của 3 ký hiệu H-L3, H-Se1, H-DP6 có khả năng sinh trưởng tốt nhất, đạt chiều cao cây trên 10 cm và có từ 4 – 5 lá/cây.
4. Kết luận
Thời gian hạt của các giống nảy mầm tập trung là từ 15 – 23 ngày sau ủ; tỷ lệ hạt nảy mầm đạt từ 56,1 – 86,9%. Các ký hiệu H-L1, H-V21, H-V19 có tỷ lệ nảy mầm cao từ 84,4 – 86,9%. Cây con 3 tháng tuổi của H-DP6 và H-L1 sinh trưởng khỏe, tỷ lệ cây tốt đạt 54,17% và 80,83%. Cây con H-V21 sinh trưởng kém.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Trần Quyện, Trần Thị Diệu Hiền, Dương Thị Oanh, & Nguyễn Quang Ngọc. (2020). Nghiên cứu về giống và các biện pháp kỹ thuật tổng hợp phát triển hồ tiêu bền vững. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên.
Ravindran, P. N. (2000). Black Pepper: Piper nigrum (P.N.Ravindran, Vol. 13). CRC Press.
Reshma, P., Neethu, R. S., & Sreekala, G. S. (2022). Genetic diversity of black pepper (Piper nigrum L.) in India: A review.
Hạt nảy mầm | Cây con 2 lá mầm | Cây con 3 tháng tuổi |