Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông Lâm nghiệp Lâm Đồng

1. Giới thiệu tổng quát

Trung tâm được thành lập vào tháng 12 năm 1985 với tên gọi “Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Bảo Lộc”. Theo Quyết định số 3043/NN – TCCB/QĐ ngày 21/11/1997 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, “Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Bảo Lộc” được đổi thành “Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông Lâm nghiệp Lâm Đồng” trực thuộc Viện Khoa học Nông Tây Nguyên (WASI).

Địa chỉ: 03 – Quang Trung , thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng

2. Số điện thoại: (+84263).3864794; Fax: (+84263).3865158

3. Cơ cấu tổ chức:

Tổng số nhân sự : 33 bao gồm 01 tiến sĩ, 06 thạc sỹ, 25 kỹ sư/cử nhân và 01 trung cấp.

*Lãnh đạo Trung tâm

– Giám đốc: ThS Nguyễn Đức Dũng

Điện thoại.: 0263.3717855 

Email: dung214@yahoo.com.vn   

Phó Giám đốc:  TS Lê Quý Tùy 

Điện thoại: 0918760867

Email: lequytuybaoloc@gmail.com   

II. Quá trình hình thành và phát triển

Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm nông lâm nghiệp Lâm Đồng là đơn vị sự nghiệp khoa học trực thuộc Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên thuộc Viện Khoa học  nông nghiệp Việt Nam. Trung tâm được thành lập vào ngày 29 tháng 7 năm 1985 dưới tên gọi là Trung tâm nghiên cứu Dâu Tằm Tơ Bảo Lộc (theo Quyết định số 240 /TCCB/QĐ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc chuyển Trạm nghiên cứu Dâu Tằm Tơ thuộc Xí nghiệp liên hợp Dâu Tằm Tơ Bảo Lộc thành Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Dâu Tằm Tơ Bảo Lộc thuộc Liên hiệp các xí nghiệp Dâu Tằm Tơ Việt Nam). Ngày 21 tháng 11 năm 1997 được Trung tâm chuyển sang trực thuộc Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và đổi tên thành Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Nông lâm nghiệp Lâm Đồng theo quyết định số 3043NN – TCCB/QĐ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.

2.1. Chức năng nhiệm vụ

Căn cứ Quyết định số 4173 /QĐ-BNN-TCCB ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc phê duyệt Đề án chuyển đổi Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Nông lâm nghiệp Lâm Đồng sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định tại Nghị định 115 chức năng nhiệm vụ của Trung tâm là nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và sản xuất kinh doanh. Cụ thể như sau:

a) Đối với họat động khoa học công nghệ

* Thu thập, nuôi giữ tập đòan giống dâu, giống tằm;

* Nghiên cứu lai tạo, chọn lọc giống dâu, tằm; kỹ thuật trồng dâu, nuôi tằm; phòng trừ sâu bệnh hại dâu, tằm;

* Thu thập và nghiên cứu sử dụng côn trùng có ích trong nông lâm nghiệp;

* Nghiên cứu kỹ thuật nuôi tằm, các loại côn trùng có ich và các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại các lọai đối tượng vật nuôi này;

* Nghiên cứu chọn lọc, kỹ thuật nhân giống và các biện pháp canh tác các loại cây trồng (cà phê, chè, cây ăn quả ngắn ngày, dài ngày), hoa, cây cảnh có giá trị kinh tế cao;

* Nghiên cứu chế biến bảo quản các sản phẩm nông lâm nghiệp và các phế phẩm từ nông nghiệp;

* Nghiên cứu hệ thống nông lâm nghiệp;

* Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ, Viện Khoa học kỹ thuật Nông  lâm nghiệp Tây Nguyên giao.

b) Đối với họat động sản xuất kinh doanh

* Tư vấn và chuyển giao các sản phẩm khoa học công nghệ trong lĩnh vực dâu, tằm, tơ, cây trồng nông lâm nghiệp, chế biến bảo quản nông sản, vật tư, phân bón;

* Tham gia đào tạo, tập huấn kỹ thuật nhằm phát triển nguồn nhân lực phục vụ nông lâm nghiệp

* Sản xuất kinh doanh, gồm xuất nhập khẩu các giống dâu, giống tằm, cây nông lâm nghiệp, vật tư, sản phẩm và công nghệ nông lâm nghiệp.

2.2. Đối tượng, phạm vi, tính chất hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Nông lâm nghiệp Lâm Đồng

Đối tượng:

Giống cây trồng : bao gồm các loại cây công nghiệp: dâu tằm,  cà phê, chè; các loại cây ăn quả ngắn ngày và dài ngày, và hoa, cây cảnh có giá trị kinh tế cao;

Giống vật nuôi:con tằm  và các loại côn trùng có ích khác.

Phạm vi hoạt động

Trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên và các địa bàn có điều kiện khí hậu,thổ những tương tự

Tính chất hoạt động

Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông lâm nghiệp phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội .

II1. Cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực

3.1. Cơ cấu tổ chức

– Ban giám đốc

– Phòng Chức năng:

1)Phòng tổng hợp (gồm các bộ phận tài chính – kế toán, tổ chức hành chính, khoa học công nghệ)

2) Phòng Dịch vụ và chuyển giao KHKT

– Bộ môn nghiên cứu

– Bộ môn Cây dâu

– Bộ môn Giống tằm

– Bộ môn Côn trùng ứng dụng

– Bộ môn nghiên cứu cây trồng

Trạm thực nghiệm

– Trạm SX & TN Đơn Dương

– Trạm Thực nghiệm Đam Bri

3.2. Nguồn nhân lực

Tiến sỹ: 2, Thạc sỹ: 6, Đaị học: 25, Cao đẳng: 2

  1. Các Nhiệm vụ, đề tài/ dự án Trung tâm đã thực hiện từ 2010-2015

4.1. Nhiệm vụ thường xuyên:

1) Nghiên cứu chọu tạo giống dâu, tằm Tây Nguyên

4.2. Đề tài /Dự án cấp Bộ

1) Đề tài: Nghiên cứu phát triển chè đạt tiêu chuẩn VietGap ở Tây Nguyên – Năm thực hiện: 2012 – 2016)

2) Đề tài: Nghiên cứu chọn, tạo và công nghệ nhân giống dâu tằm thích hợp cho các vùng sản xuất trọng điểm ( Hợp tác với Trung tâm nghiên cứu Dâu tămTơ Trung Ương) – Năm thực hiện: 2011 – 2015.

3) Đề tài:” Nghiên cứu chọn tạo giống chè năng suất cao,chất lượng tốt phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”  (Hợp tác với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chè thuộc Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Miền núi phía Bắc) – Năm thực hiện 2015

4) Dự án: Phát triển hệ thống nhân giống tằm, dâu giai đoạn 2011 – 2015 ( Hợp tác với Trung tâm nghiên cứu Dâu tămTơ Trung Ương)

4.3. Quỹ gen

1) Thu thập, bảo tồn và đánh giá nguồn gen giống dâu, giống tằm

2) Lưu giữ nguồn gen thuộc dự án “Phát triển ngân hàng gen cây trồng quốc gia giai đoạn 2011 – 2015

4.4. Đề tài Hợp tác với địa phương

1) Đề tài: Nghiên cứu tổ chức sản xuất rau an tòan theo hướng VietGap tại phường Lộc Sơn – Bảo Lộc  Năm thực hiện: 2010 – 2011

2) Đề tài: Nghiên cứu áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm sản xuất cà phê chè bền vững tại Lâm Đồng Năm thực hiện: 2010 – 2012

3) Nghiên cứu đánh giá thực trạng và hiệu quả của việc áp dụng kỹ thuật ghép cải tạo đối với cây cà phê vối tại Lâm Đồng . Năm thực hiện: 2011 – 2012

4) Xây dựng mô hình trồng một số lọai nấm ăn có giá trị dinh dưỡng cao tại thành phố Bảo lộc, tỉnh  Lâm Đồng. Năm thực hiện: 2012.

5) Đề tài: Thử nghiệm trồng cây Thiên ngân, Anthocephalus chinensis che bóng vườn cà phê trên địa bàn thành phố. Năm thực hiện: 2013 – 2016

6) Dự án thuộc chương trình “ Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội nông thôn miền núi”  giai đọan 2011 – 2015

Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao công nghệ để phát triển bền vững nghề trồng dâu nuôi tằm ở Huyện Lâm Hà – tỉnh Lâm Đồng

7) Dự án: Mô hình ứng dụng TBKHKT nhằm phát triển dâu tằm bền vững cho 2 huyện Đạ huoai và Đateh

Năm thực hiện: 2011 – 2012

8) Dự án:  Phát triển cơ sở sản xuất giống cây công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2013 – 2015

4.4. Hợp tác quốc tế

1) Xây dựng cơ sở dữ liệu cho thư viện  côn trùng và thu thập côn trùng ở Việt nam để phát triển vật liệu mới (Hợp tác với National Academy of Agricultural Science, Rural development administration, Republic of Korea) Năm thực hiện: 2010 – 2012

2)   Kỹ thuật nuôi tằm ăn lá điều (Cricula trienestrata) tại huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. Năm thực hiện: 2011 ( Hợp tác với Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên tại Việt Nam)

 

WESTERN HIGHLANDS AGRICULTURE AND FORESTRY SCIENCE INSTITUTE (WASI)

Bản quyền thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên.

Địa chỉ: Số 53 Nguyễn Lương Bằng - Tp.Buôn Ma Thuột - Tỉnh Đắk Lắk

Điện thoại: (0262).3862605 – Fax : (0262).3862097 Email: viennlntn@gmail.com

Chịu trách nhiệm chính: TS. Phan Việt Hà - Trưởng ban biên tập website