Ks. Võ Chí Cường
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây Hồ tiêu
1. Lịch sử nghiên cứu về nấm Phytophthora capsici
Bệnh chết nhanh trước tiên được ghi nhận là do nấm Phytophthora palmivora var piperis (Tsao và cộng sự.,1985). Tên nấm bệnh được Alizadeh và Tsao (1985) đã xác định lại chủng P. palmivora MF4 phân lập từ cây ca cao và hồ tiêu với tên gọi là P. Capsici (Tsao và Alizadeh, 1988).
Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tăng Tôn và cộng sự, 2010 đã phân lập từ rễ cây bị bệnh và đất có 899 giống Phytophthora. Tương tự, kết quả nghiên cứu tại các vùng trồng hồ tiêu của Việt Nam cho biết nguyên nhân gây bệnh chết nhanh là do nấm Phytophthora capsici (Trần Kim Loang và cộng sự, 2006); Nguyễn Vĩnh Trường và cộng sự, 2007); Ngô Vĩnh Viễn và cộng sự, 2009).
2. Đặc điểm sinh học, phương thức gây hại và các biện pháp phòng trừ nấm Phytophthora capsici trên cây Hồ tiêu
2.1. Đặc điểm hình thái
Đặc điểm khác biệt ở bề rộng và chiều dài của túi bào tử phụ thuộc vào các gen gộp lại và khả năng sinh sản của nấm. Kích thước bào tử nấm rộng từ 23 – 25 μm và dài từ 38- 60 μm và đường kính của bào tử trứng ở các loài khác nhau dao động từ 27-38 μm(Granke và cộng sự,2011). Nấm Phytopthora capsici cókiểu sinh sảnlà lưỡng tính và đơn tính. Nguồn bệnh được hình thành bởi sự kết hợp của sợi nấm A1 và A2 (Ristaino và Johns, 1999; Ton, 2010; Hausbeck và Lamour, 2004).
2.2. Quá trình sinh sản và vòng đời nấm Phytophthora capsici
Sự sinh sản của noãn bào tử xảy ra khisợi nấm A1 và A2 tiếp hợp với nhau. Mỗi noãn bào tử tạo ra một con đực và một con cái được chứa bên trong túi bào tử, được gọi là túi đực và túi noãn (Hausbeck và Lamour, 2004) đóng vai trò lây nhiễm nguồn bệnh. Trong khi noãn bào tử có thể trực tiếp tạo ra từng cặp và gây hại cho cây trồng, ngược lại sinh sản vô tính được sinh ra trên sự phân nhánh của bào tử nang. Bào tử có thể di chuyển dễ dàng nhờ gió, nước mưa và nước tưới (Ristaino và Johns, 1999; Nguyễn Tăng Tôn và cộng sự, 2010). Ngoài ra túi bào tử và động bào tử có thể di chuyển được khi độ ẩm bề mặt cây và đất được bảo hòa. Đây là các tác nhân gây bệnh qua điều kiện độ ẩm bảo hòa, nó có thể di chuyển và ảnh hưởng đến rễ và bên trên các bộ phận khí sinh của cây trồng (Bernhardt và Grogan, 1982).
Sợi nấm được tạo ra 3 bào tử vô tính gồm túi bào tử, bào tử động và bào tử. Trong đó bào tử động là tác nhân gây bệnh chính (O’Gara và cộng sự, 2005b). Cả hai loại bào tử động và bào tử có thể sống trên 6 năm trong đất và 2-3 mùa mưa hoặc trong các thực vật chết (Nambiar và Sarma, 1982). Nghiên cứu của ông Keuh và cộng sự, (1993) cho thấy nấm có thể sống lâu trong đất khoảng 19 tuần mà không có cây ký chủ. Túi bào tử và bào tử động có thể tồn tại và có thể sinh sản ra liên tục trong suốt mùa vụ, dịch bệnh lây lan nhanh chóng (Erwin và Riberio, 1996). Theo Mchau và cộng sự, (1995) mỗi túi bào tử sinh ra 20 – 40 bào tử động di chuyển tự do trong điều kiện có nước.
Hình 1: Vòng đời của nấm Phytophthora capsisi và tác nhân gây hại (Ristainovà Johns, 1999)
2.3. Điều kiện phát sinh và phát triển của nấm Phytophthora capsici
Sự phát triển và sinh sản xảy ra trong đất khi điều kiện đất ẩm và nhiệt độ ấm. Ramachandran và cộng sự (1990) giải thích rằng các yếu tố kết hợp với nhau bao gồm lượng mưa ngày từ 15,8 -23,0 mm, nhiệt độ từ 22,7 – 29,6oC, số giờ nắng từ 1,8 – 3,5 giờ/ngày và độ ẩm đạt 81 -90 % là điều kiện thích hợp cho sự phát triển của dịch hại. Bề mặt đất và độ ẩm đất xác định được hoạt động của nấm bệnh. Anandaraj (2010) cho thấy trong điều kiện gió mùa, độ ẩm đất trên 25% là điều kiện tốt rể cây phát triển cũng như sự lây lan và phát triển của bào tử nấm. Erwin và Riberio (1996) đã chứng minh rằng vào mùa xuân là tối ưu nhất cho sự nảy mầm của bào tử nấm. Điều kiện ẩm ướt và nhiệt độ ấm từ 25 – 28oC thích hợp cho bào tử và sợi nấm bùng phát, nhưng nó sẽ bị hạn chế ở nhiệt độ 38oC (Granke và cộng sự,2011; Anandaraj, 2000; Mchau và cộng sự., 1995; Kim và cộng sự, 1992).
Nấm Phytophthora spp phân bố chủ yếu trong đất từ 0-30 cm, giảm dần khi độ sâu tăng dần (Anandaraj,2000). Bào tử nấm được sinh ra và sợi nấm trở nên nhiều là kết cấu tồn tại của nấm Phytophthora capsici trong đất (Anandaraj, 1997). Bào tử nấm Phytophthora spp. có thể tồn tại trong đất và trên cây tiêu bị chết đến 19 tháng (Kueh và Khew 1982).
2.4. Phương thức lây nhiễm và triệu chứng gây hại của nấm Phytophthora capsici
Nấm Phytophthora capsici lây nhiễm và tấn công vào bộ phận khí sinh và thân ngầm nhờ gió và nước mưa (Ramachandran và cộng sự, 1988c)
Nấm bệnhtấn công và gây hại tất cả các bộ phận của cây tiêu như lá, chùm quả, thân, rễ nhưng phổ biến nhất là ở phần thânngầm tiếp giáp với mặt đất.
Khi bệnh tấn công vào rễ và thân ngầm sẽ làm cây tiêu chết đột ngột. Cây tiêu bị bệnh có triệu chứng lá bị héo nhưng vẫn còn xanh. Sau đó lá úa vàng, héo rũ, chết khô cùng với dây trên cây. Cây chết rất nhanh nên lá vẫn còn nhiều trên cây, chưa kịp rụng. Khi đào đất lên sẽ thấy gốc rễ cây thâm đen, hư thối, đôi khi trơn nhớt và có mùi khó chịu. Rễ bị thối nhũng và làm phá hủy các mạch libe và các mô thực vật hạn chế sự vận chuyển nước và chất dinh dưỡng từ rễ đến các bộ phận phía trên của cây (Ravindran và cộng sự, 2000).
Hình 2: Nấm Phytophthora capsici tấn công trên lá |
Hình 3: Nấm Phytophthora capsici tấn công rễ |
3. Các biện pháp phòng trừ nấm Phytophthora capsici
3.1. Các biện pháp ngăn ngừa nấm Phytophthora capsici
Ngăn ngừa là biện pháp đầu tiên để ngăn chặn nấm Phytophthora capsici xâm nhiễm trên đồng ruộng.Có thể dùng các biện pháp như sử dụng nguồn giống khỏe, sạch nấm bệnh, tuyến trùng, khử trùng các dụng cụ sử dụng trong quá trình canh tác (Nguyễn Ngọc Châu, 2003).
3.1.1. Biện pháp luân canh cây trồng
Luân canh là một trong những biện pháp truyền thống phòng trừ nấm Phytophthora spp. Mỗi loài dịch hại thường ký sinh, gây hại cho một số loại cây nhất định. Việc luân canh sẽ làm thay đổi cây ký chủ, dẫn đến giảm mật độ dịch hại (Nguyễn Ngọc Châu, 2003).
3.1.2. Biện pháp xử lý nhiệt
Phơi nắng (phơi ải): Phơi nắng hoặc phơi ải là một trong những biện pháp truyền thống được áp dụng khá phổ biến. Nguyên lý của phương pháp này dựa trên sự mẫn cảm đối với nhiệt độ của nấm Phytophthora capsici. Hầu hết các nấm bệnh, đặc biệt là nấm Phytophthora capsici bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao (50-60oC). Thông thường, đất được cày ở độ sâu 25-30cm, sau đó được phơi ải từ 4-6 tuần. Dưới tác động trực tiếp ánh nắng mặt trời, cộng với nhiệt độ cao sẽ giúp tiêu diệt hầu hết nấm bệnh gây hại cho cây trồng (Nguyễn Ngọc Châu, 2003).
Dùng nilon trắng phủ lên bề mặt đất: phương pháp này áp dụng để tiêu diệt nguồn nấm bệnh và tuyến trùng dựa trên nguyên lý tích lũy nhiệt trong tấm phủ đất bằng sự truyền sóng bức xạ ngắn và ngăn cản sự mất mất đi sóng bức xạ dài từ đất. Theo nguyên lý của hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ dưới lớp nilon che phủ mặt đất sẽ cao hơn so với nhiệt độ bên ngoài khoảng 8-10oC, từ đó giúp tiêu diệt hoặc làm suy yếu các loài nấm bệnh và tuyến trùng gây hại (Nguyễn Ngọc Châu, 2003).
Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là những loài vi sinh vật có lợi (vi sinh vật đối kháng với nấm và tuyến trùng cũng bị tiêu diệt). Do vậy, việc sử dụng các chế phẩm sinh học để tăng cường hệ vi sinh vật có lợi sau thời gian che phủ đất là hết sức cần thiết.
3.1.3. Biện pháp thoát nước trên vườn
Biện pháp thoát nước bằng cách đào mương thoát nước giữa các hàng tiêu, tiến hành vun gốc trong mùa mưa hạn chế nước đọng trong gốc tiêu là một trong những biện pháp kỹ thuật hạn chế sự lây lan của nấm Phytophthora capsici .
3.1.4. Che tủ gốc mùa nắng và trồng cây che phủ
Tác dụng của cây che phủ đất làm gia tăng lượng chất hữu cơ và nhờ đó kích thích sự phát triển của các vi sinh vật có thể hạn chế được Phytophthora (Broadley, 1992)
3.1.5. Trồng cây trụ sống và rong tỉa cành
Rong tỉa cây che bóng và cành mọc sát góc làm giảm sự tiếp xúc của nấm Phytophthora capsici trong mùa mưa (Manohara và cộng sự, 2004).
3.2. Các biện pháp phòng trừ nấm Phytophthora capsici
3.2.1. Biện pháp bón phân hữu cơ
Khi hàm lượng hữu cơ trong đất cao, độ phì cao thì mật độ bào tử nấm Phytophthoraspp giảm và ngược lại (Anandaraj 1997). Do đó, sử dụng các loại phân hữu cơ vi sinh có các dòng nấm Pacelomyces và Trichodema có khả năng đối kháng với nấm Phytophthora spp. (Sử dụng phân hữu cơ vi sinh Bionavi).
3.2.2. Biện pháp sinh học
Theo Diby Paul và Sarma ( 2006) sử dụng nấm Pseudomonas flourescens có khả năng ức chế nấm Phytopthora capsici từ 89 – 98 %.
Kết quả nghiên sử dụng vi khuẩn đối kháng Pseudomonas putida trong việc phòng trừ bệnh chết nhanh (Phytophthora spp.) có hiệu quả phòng trừ đạt 61 – 77 % (theo Nguyễn Thị Thu Hà và cộng sự, 2011).
Theo Trần Kim Loang và cộng sự (2010) cho thấy hiệu lực phòng trừ nấm Phytophthora spp của Trico – VTN tại Tây Nguyên khi xử lý trong điều kiện nhà lưới với nồng độ 0,3% và 0,4% đạt 80%.
3.2.3. Biện pháp hóa học
Hiện nay biện pháp phòng trừ nấm Phytophthora spp. chủ yếu là sử dụng thuốc hóa học quá nhiều tại các vùng trồng tiêu chính gây ô nhiễm môi trường, làm thoái hóa đất ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đặc biệt là chất lượng nông sản có nhiều dư lượng thuốc BVTV. Do đó cầnsử dụng các loại thuốc có trong danh mục cho phép sử dụng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
- Nguyễn Ngọc Châu, 2003. Tuyến trùng và cơ sở phòng trừ. Nhà xuất bản nông nghiệp.
- Trần Kim Loang và cộng sự, 2010. Nghiên cứu sản xuất chế phẩm Trico – VTN phong trừ bệnh do nấm Phytopthora trên cây Hồ tiêu. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ 2006 – 2010.
- Nguyễn Tăng Tôn, 2010. Nghiên cứu các giải pháp quản lý dịch hại tổng hợp phát sinh từ đất trên cây Hồ tiêu. Báo cáo tổng kết đề tài năm 2010. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam.
- Nguyễn Vĩnh Trường, 2008 “Kỹ thuật bẫy và theo dõi nguồn bệnh Phytophthora gây bệnh thối gốc rễ cây hồ tiêu ở trong đất”, Tạp chí bảo vệ thực vật. Số 4, tr. 13 – 16.
TIẾNG ANH
- Alizadeh, A., and Tsao, P.H. 1985. Effect of light on sporangium formation, morphology, ontogeny, and caducity of Phytophthora capsici and ‘P. palmivora’ MF4 isolates from black pepper and other hosts. Br. Mycol. Soc. 85: 47-69
- Anandaraj, M. (1997). Ecology of Phytophthora capsici, Causal Organism of Foot rot Disease of Black pepper (Piper nigrum L.). D. Thesis, University of Calicut
- Anandaraj, M. (2000). Disease of Black Pepper. In P.N. Ravindran (Eds), BLACK PEPPER (Piper nigrum) (pp. 239-268). Indian Institute of Spices Research Kozhikode, Kerala, India: Overseas Publishers Association
- Bernhardt, E. A., and Grogan, R. G. (1982). Effect of soil matric potential on the formation and indirect germination of sporangia of Phytophthora parasitica, P. capsici, and cryptogea. Phytopathology, 72, 507-511.
- Erwin, D. C., and Ribeiro, O. K. (1996). Phytophthora Diseases Worldwide. AmericanPhytopathological Society Press.
- Granke, L. L., Quesada-Ocampo, L. M., and Hausbeck, M. K. (2011). Variation in phenotypic characteristics of Phytophthora capsici isolates from a worldwide
- Hausbeck, M.K. & Lamour, K.H. (2004). Phytophthora capsici on Vegetable crops: Research Progress and Management Challenges. Plant Disease, 88(12), 1292-1301
- Kueh, T.K., Fatimah, O. and Lim, J.L. (1993). Management of black berry disease of black pepper. In M.Y.Ibrahim, C.F.J.Bong and I.B.Ipor (eds.), The Pepper Industry: Problems and Prospects (pp. 162–168). Universiti Pertanian Malaysia,Sarawak, Malaysia,.
- Mchau, G.R.A. and Coffey, M.D. (1995), “Evidence for the existence of two distinct subpopulation in Phytophthora capsici and a redescription of the species”, Mycological Research, 99: p. 89 – 102.
- Nambiar, K.K.N. and Sarma,Y.R. (1982). Some aspects of epidemiology of foot rot of black pepper. In K.K.N.Nambiar, (eds.), Phytophthora Diseases of Tropical Cultivated Plants (pp. 225–231). Central Plantation Crops Research Institute,Kasragod.
- O’Gara, E., Howard, K., Wilson, B. and Hardy, G.E. St J. (2005b). Management of Phytophthora cinnamomi for Biodiversity Conservation in Australia: Part 2 – National Best Practice Guidelines. A report funded by the Commonwealth Government Department of Environment and Heritage and the Centre for Phytophthora Science and Management,Murdoch University, Western Australia.
- Quesada-Ocampo, L.M., Granke, L.L., Mercier, M.R., Olsen, J., Hausbeck, M.K. (2011). Investigating the Genetic Structure of Phytophthora capsici Population.Plant Disease, 101(9). doi:10.1094/PHYTO-11-10-035.