TS. Trương Hồng, Ths. Nguyễn Xuân Hòa,
Ths. Đinh Thị Nhã Trúc và CTV
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên
- Đặt vấn đề
Trong cơ cấu sản xuất cà phê ở Tây Nguyên, phân bón chiếm trên 45 % chi phí sản xuất (Trương Hồng và CTV, 2012). Xét về xu hướng chung thì giá cả vật tư nguyên liệu đầu vào, trong đó có phân bón ngày càng tăng. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý phân bón cho cà phê hiện nay trong mối quan hệ với chi phí đầu vào sẽ góp phần làm cơ sở cho việc quản lý và sử dụng phân bón ngày càng hiệu quả hơn, góp phần tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập và hạn chế ô nhiễm môi trường sinh thái là cần thiết.
- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu là các hộ canh tác cà phê; các loại phân bón sử dụng và vườn cà phê giai đoạn kinh doanh với diện tích > 0,5 ha/hộ.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Áp dụng phương pháp điều tra ngẫu nhiên theo vùng đại diện cho nghiên cứu.Một huyện chọn 2 xã đại diện, tại 1 xã chọn ngẫu nhiên 50 hộ trồng cà phê bước vào giai đoạn kinh doanh. Tổng số phiếu điều tra: 500
- Kết quả nghiên cứu
Đối với phân hữu cơ nói chung (phân chuồng, vỏ cà phê), kết quả điều tra cho thấy trung bình có 61,1 % số hộ sử dụng bón cho cà phê; trong đó đáng lưu ý là nông dân sử dụng phân chuồng và các loại phân hữu cơ sinh học có xu hướng cao hơn so với vỏ cà phê. Kon Tum là tỉnh có tỷ lệ hộ sử dụng phân chuồng và tàn dư thực vật cao nhất (chiếm 83 %); tiếp đến là Lâm Đồng; Đak Nông là tỉnh có tỷ lệ hộ nông dân sử dụng các loại phân này thấp nhất (41,8 %). Chính nhờ chú trọng giải pháp bón phân hữu cơ cho vườn cà phê (phân chuồng, tàn dư thực vật) hàng năm; đặc biệt là biện pháp kỹ thuật ép xanh tàn dư thực vật đã làm cho độ phì nhiêu của đất xám trồng cà phê của tỉnh Kon Tum được cải thiện; vì vậy năng suất cà phê hiện nay thuộc loại cao so với Tây Nguyên, tương đương đất bazan.
Bảng 1. Tình hình bón phân cho cây cà phê (% số hộ điều tra)
Chỉ tiêu nghiên cứu |
Tỉnh |
Trung bình |
|||||
Đăk Lăk |
Đak Nông |
Lâm Đồng |
Kon Tum |
Gia Lai |
|||
Sử dụng phân chuồng, phân hữu cơ sinh học, ép xanh.. |
Có |
48,0 |
41,8 |
71,4 |
83,0 |
62,0 |
61,1 |
Không |
52,0 |
58,2 |
28,6 |
17,0 |
38,0 |
38,9 |
|
Sử dụng vỏ cà phê |
Có |
76,0 |
49,0 |
66,7 |
55,7 |
46,3 |
59,1 |
Không |
24,0 |
51,0 |
33,3 |
44,3 |
53,8 |
40,9 |
|
Tập quán bón phân |
Bón đón mưa |
29,0 |
40,0 |
38,5 |
61,0 |
55,1 |
44,8 |
Khi đất đủ ẩm |
50,0 |
42,0 |
26,4 |
25,0 |
15,3 |
31,9 |
|
Cả hai cách |
21,0 |
18,0 |
35,2 |
14,0 |
29,6 |
23,3 |
|
Cách bón phân |
Rải theo hàng |
1,0 |
6,3 |
6,6 |
12,0 |
6,4 |
6,5 |
Rải theo tán cây |
96,0 |
93,8 |
93,4 |
88,0 |
92,6 |
92,7 |
|
Hòa nước tưới |
3,0 |
0,0 |
0,0 |
0,0 |
1,1 |
0,8 |
|
Lấp phân sau khi bón |
Có lấp phân |
1,0 |
6,0 |
23,1 |
9,0 |
7,2 |
9,0 |
Không lấp phân |
99,0 |
94,0 |
76,9 |
91,0 |
92,8 |
91,0 |
|
Lượng phân bón được cho là |
Đủ |
63,0 |
69,0 |
42,9 |
75,6 |
88,0 |
66,7 |
Thừa |
8,0 |
3,4 |
5,5 |
4,9 |
2,7 |
5,0 |
|
Thiếu |
29,0 |
27,6 |
51,6 |
19,5 |
9,3 |
28,3 |
|
Loại phân bón |
Phân đơn |
29,0 |
16,7 |
40,7 |
44,8 |
51,7 |
36,2 |
Phân hỗn hợp |
71,0 |
75,0 |
58,2 |
39,6 |
42,5 |
57,7 |
|
Cả hai loại |
0,0 |
8,3 |
1,1 |
15,6 |
5,7 |
6,2 |
|
Hiệu quả bón phân |
Có hiệu quả |
83,7 |
70,1 |
59,3 |
48,9 |
77,5 |
68,0 |
Không hiệu quả |
4,1 |
5,2 |
13,2 |
4,3 |
3,4 |
6,0 |
|
Chưa rõ |
12,2 |
24,7 |
27,5 |
46,8 |
19,1 |
26,0 |
Đăk Lăk là tỉnh có tỷ lệ hộ nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong việc sử dụng vỏ cà phê đã ủ hoai để bón cho cà phê cao nhất vùng Tây Nguyên, chiếm 76 %; thấp nhất là ở Gia Lai, chiếm 46,3 %.
Xét về tập quán bón phân, nông dân tỉnh Kon Tum có tập quán bón đón mưa chiếm tỷ lệ cao nhất với 61 %, tiếp đến là nông dân Gia Lai với tỷ lệ 55,1 %, nông dân Đăk Lăk có tập quán bón đón mưa là thấp nhất (29,0 %); trung bình cho vùng Tây Nguyên là 44,8 %. Việc bón phân đón mưa, đặc biệt là trên đất dốc sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng phân bón do bị cuốn trôi theo xói mòn bề mặt và rửa trôi theo chiều sâu. Mức độ giảm hiệu quả sử dụng phân bón càng cao khi mưa càng lớn, và do vậy sẽ làm tăng chi phí đầu tư phân bón, tăng chi phí giá thành sản xuất.
Bón phân cho cà phê khi đất đủ ẩm đã được khuyến cáo cho nông dân thông qua tập huấn và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, song mức độ áp dụng chưa cao, chỉ có Đăk Lăk mới đạt 50 %, cao nhất trong 5 tỉnh Tây Nguyên. Gia Lai là tỉnh có tỷ lệ hộ nông dân bón phân cho cà phê khi đất đủ ẩm là thấp nhất, chỉ có 15,3 % số hộ điều tra.
Về phương pháp bón, kết quả điều tra cho thấy nông dân đã bón phân đúng cách (bón theo tán) với tỷ lệ biến động giữa các tỉnh từ 88 – 96 %, trung bình 92,7 %. Tuy nhiên đại đa số nông dân lại không lấp phân sau khi bón, chiếm từ 77 – 99 %, trung bình 91 %. Với việc bón phân không lấp thì nguy cơ lượng phân bị mất đi do ảnh hưởng của thời tiết như nắng hoặc mưa là rất lớn. Các nghiên cứu của WASI cho thấy tỷ lệ phân hóa học, đặc biệt là đạm bị mất do bốc hơi có khi lên đến 30 % hoặc bị mất theo nước do mưa lớn từ 20 – 30 %. Điều này chứng tỏ rằng việc bón phân không đúng kỹ thuật sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng phân bón, làm tăng chi phí đầu tư, tăng giá thành sản xuất.
Mặc dù điều tra cho thấy đại đa số nông dân bón phân hóa học cho cà phê có xu hướng cao hơn so với khuyến cáo và năng suất cà phê đạt được, nhưng khi phỏng vấn, có tới 66,7 % số hộ cho rằng lượng phân như vậy là đủ và có tới 28,3 % số hộ cho rằng bón như vậy vẫn còn thiếu, nếu có điều kiện thì sẽ đầu tư bón thêm. Như vậy chứng tỏ rằng hiện nay nông dân bón phân cho cà phê không theo một khuyến cáo nào của các cơ quan chuyên ngành, không có cơ sở khoa học mà theo cảm tính và theo năng lực tài chính, theo giá cả cà phê biến động trên thị trường. Khi giá cà phê cao thì nông dân bón nhiều phân hơn so với khi giá cà phê xuống thấp.
Về loại phân bón sử dụng, có hơn 57 % số hộ bón phân hỗn hợp cho cà phê; trong đó Đak Nông và Đăk Lăk là 2 tỉnh có tỷ lệ nông dân dùng phân hỗn hợp cao nhất (75 và 71 %), tỉnh Kon Tum và Gia Lai tỷ lệ nông dân sử dụng phân hỗn hợp thấp nhất, điều này có nghĩa là nông dân 2 tỉnh này sử dụng phân đơn nhiều hơn.
Điều tra cũng cho thấy có tới 26 % số hộ nông dân Tây Nguyên cho rằng việc sử dụng phân bón vô cơ cho cà phê có hiệu quả chưa rõ, đặc biệt là ở tỉnh Kon Tum có tới 46,8 % hộ. Điều này có liên quan đến việc bón phân cân đối, kỹ thuật bón, thời điểm bón, tập quán bón phân chưa phù hợp đã làm cho hiệu quả sử dụng phân bón giảm.
Nói tóm lại, nông dân Tây Nguyên sử dụng phân bón hóa học chưa thật sự hiệu quả do chưa chú trọng bón phân hữu cơ, tập quán bón phân chưa phù hợp, kỹ thuật bón chưa đúng dẫn đến tăng chi phí đầu tư, tăng giá thành sản xuất.
Bảng 2 cho thấy lượng phân bón theo các mức năng suất cà phê mà nông dân ở các tỉnh sử dụng là khác nhau. Ở Đăk Lăk, lượng đạm trung bình bón từ 295 – 474 kg N/ha; lân từ 113 – 284 kg P2O5/ha và kali từ 220 – 384 kg K2O/ha; Đak Nông lượng đạm bón từ 260 – 643 kg N/ha; lân từ 71 – 230 kg P2O5/ha và kali từ 187 – 507 kg K2O/ha; Lâm Đồng lượng đạm bón từ 238 – 513 kg N/ha; lân từ 74 – 260 kg P2O5/ha và kali từ 209 – 485 kg K2O/ha; Kon Tum, lượng đạm bón từ 288 – 541 kg N/ha; lân từ 34 – 159 kg P2O5/ha và kali từ 196 – 476 kg K2O/ha; Gia Lai, lượng đạm bón từ 222 – 503 kg N/ha; lân từ 57 – 222 kg P2O5/ha và kali từ 219 – 416 kg K2O/ha. Với lượng phân bón như trên so với 10 năm trước đây thì hiện nay nông dân có xu hướng bón phân dần hợp lý hơn cả về lượng và tỷ lệ giữa đạm, lân và kali.
Bảng 2. Tình hình sử dụng phân bón đa lượng của nông dân
Tỉnh |
Mức năng suất (tấn nhân/ha) |
Lượng phân nông dân bón (kg/ha) |
Mức khuyến cáo (kg/ha) |
||||
N |
P2O5 |
K2O |
N |
P2O5 |
K2O |
||
Đăk Lăk |
< 2,0 |
295 |
113 |
220 |
210 |
80 |
170 |
2,1 – 3,0 |
344 |
164 |
277 |
280 |
100 |
240 |
|
3,1 – 4,0 |
365 |
186 |
330 |
345 |
120 |
310 |
|
4,1 – 5,0 |
474 |
284 |
384 |
415 |
140 |
380 |
|
Đak Nông |
< 2,0 |
260 |
71 |
187 |
210 |
80 |
170 |
2,1 – 3,0 |
334 |
71 |
244 |
280 |
100 |
240 |
|
3,1 – 4,0 |
362 |
119 |
360 |
345 |
120 |
310 |
|
4,1 – 5,0 |
429 |
216 |
375 |
415 |
140 |
380 |
|
5,1 – 6,0 |
536 |
228 |
426 |
485 |
160 |
440 |
|
6,1 – 6,5 |
643 |
230 |
507 |
520 |
170 |
475 |
|
Lâm Đồng |
< 2,0 |
238 |
74 |
209 |
210 |
80 |
170 |
2,1 – 3,0 |
285 |
122 |
239 |
280 |
100 |
240 |
|
3,1 – 4,0 |
351 |
129 |
308 |
345 |
120 |
310 |
|
4,1 – 5,0 |
435 |
203 |
355 |
415 |
140 |
380 |
|
5,1 – 6,0 |
513 |
260 |
438 |
485 |
160 |
440 |
|
Kon Tum |
< 2,0 |
288 |
34 |
196 |
220 |
80 |
170 |
2,1 – 3,0 |
340 |
69 |
248 |
290 |
100 |
240 |
|
3,1 – 4,0 |
372 |
109 |
288 |
355 |
120 |
310 |
|
4,1 – 5,0 |
487 |
141 |
301 |
425 |
140 |
380 |
|
5,1 – 6,0 |
541 |
159 |
476 |
495 |
160 |
440 |
|
Gia Lai |
< 2,0 |
222 |
57 |
219 |
220 |
80 |
170 |
|
2,1 – 3,0 |
289 |
189 |
238 |
290 |
100 |
240 |
3,1 – 4,0 |
345 |
181 |
347 |
355 |
120 |
310 |
|
4,1 – 5,0 |
409 |
170 |
389 |
425 |
140 |
380 |
|
5,1 – 6,0 |
503 |
222 |
410 |
495 |
160 |
440 |
Nhìn chung, nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên vẫn còn xu hướng bón phân cao hơn so với mức năng suất đạt được và lượng bón thì tăng theo mức năng suất. Điều này đã làm tăng chi phí đầu vào, hay nói cách khác, nếu quản lý việc sử dụng phân bón tốt thì nông dân có thể tiết kiệm được chi phí đầu vào của phân bón.
Tại Đăk Lăk, với năng suất trung bình đạt 3,34 tấn nhân/ha thì nông dân bón thừa 70 kg N/ha/năm (22,4 %); lân bón thừa 87 kg P2O5/ha/năm, tương đương 79,1 % và kali thừa 37 kg K2O/ha/năm (13,5 %).
Tại Đăk Nông, với năng suất trung bình đạt được là 3,17 tấn nhân/ha thì nông dân đã bón thừa 58 kg N/ha/năm (15,9 %); lân bón thừa 32 kg P2O5/ha/năm, tương đương 25,6 % và kali thừa 25 kg K2O/ha/năm (7,7 %).
Tại Lâm Đồng, với năng suất trung bình đạt được là 3,19 tấn nhân/ha thì nông dân bón thừa 77 kg N/ha/năm (23,2 %); lân bón thừa 47 kg P2O5/ha/năm, tương đương 39,2 % và kali thừa 13 kg K2O/ha/năm (4,2 %).
Nông dân tỉnh Kon Tum nhìn chung sử dụng phân bón tương đối phù hợp hơn, chỉ có đạm bón thừa so với năng suất đạt được là 50 kg N/ha/năm, tương đương 14,0 %. Lân tương đối hợp lý và Kali thừa 14 kg K2O/ha/năm (4,7 %).
Tại Gia Lai, với năng suất trung bình đạt được là 3,25 tấn nhân/ha thì nông dân bón thừa 43 kg N/ha/năm (12,0 %); lân bón thừa 40 kg P2O5/ha/năm, tương đương 33,3 % và kali thừa 22 kg K2O/ha/năm (7,2 %). Việc bón phân không cân đối sẽ làm giảm năng suất cà phê, ảnh hưởng đến cân bằng dinh dưỡng trong cây và trong đất (Trương Hồng, Phan Quốc Sủng, 1998), (Trương Hồng, 2000), (Malavolta, 1990).
So với 15 năm trước (1998), thì nông dân sử dụng phân bón có xu hướng giảm, đặc biệt là giảm phân đạm, lân và có xu hướng cân đối hơn giữa đạm và kali để đạt được cùng năng suất (Trương Hồng và CTV, 1998; Trương Hồng và CTV, 2012).
Bảng 3. Lượng phân bón đa lượng trung bình mà nông dân sử dụng cho cà phê ở các tỉnh điều tra
Tỉnh
|
Năng suất trung bình (tấn nhân/ha) |
Lượng phân nông dân bón (kg/ha) |
Mức khuyến cáo (kg/ha) |
||||
N |
P2O5 |
K2O |
N |
P2O5 |
K2O |
||
Đăk Lăk |
3,34 |
382 |
197 |
312 |
312 |
110 |
275 |
Đak Nông |
3,17 |
422 |
157 |
350 |
364 |
125 |
325 |
Lâm Đồng |
3,19 |
378 |
167 |
321 |
347 |
120 |
308 |
Kon Tum |
3,01 |
407 |
110 |
310 |
357 |
116 |
296 |
Gia Lai |
3,25 |
370 |
164 |
343 |
357 |
120 |
308 |
TB |
3,19 |
389 |
158 |
324 |
347 |
118 |
302 |
Tính toán căn cứ trên lượng phân mà nông dân bón cùng với năng suất đạt được cho thấy nông dân 5 tỉnh Tây Nguyên bón thừa khoảng 42 kg N, 40 kg P2O5 và 22 kg K2O/ha/năm.
Nếu áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong quản lý phân bón thì sẽ tiết kiệm được chi phí đầu vào của việc bón phân. Và nếu ước tính chỉ có 30 % diện tích cà phê Tây Nguyên có giải pháp quản lý phân bón tốt thì sẽ tiết kiệm được chi phí khá lớn với khoảng 288 tỷ đồng. Ngoài ra nếu giảm được lượng phân bón bón vào đất cũng sẽ góp phần hạn chế được ô nhiễm môi trường đất và nước.
Biểu đồ 1. Trung bình lượng phân N, P, K bón cao hơn so với khuyến cáo
- Kết luận
– Trung bình có 61,1 % số hộ sử dụng phân hữu cơbón cho cà phê; 44,8 % nông dân có tập quán bón phân đón mưa; 91 % hộ nông dân bón phân hóa học cho cà phê mà không lấp theo khuyến cáo.
– Hiện nay nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên sử dụng phân hỗn hợp để bón chiếm tỷ lệ cao với 57,7 % số hộ điều tra; tỷ lệ hộ sử dụng phân đơn chỉ 36,2 %.
– Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên vẫn còn xu hướng bón phân cao hơn so với mức năng suất đạt được. Trung bình 1 ha cà phê nông dân Tây Nguyên bón thừa 42 kg N; 40 kg P2O5 và 22 kg K2O.