Thực trạng quản lý phân bón cho cà phê vối ở quy mô nông hộ tại thành phố Buôn Ma Thuột

Trương Hồng, Nguyễn Thanh Liêm

  1. Đặt vấn đề

Thành phố Buôn Ma Thuột, là đơn vị có diện tích và sản lượng cà phê đứng thứ 6 của tỉnh Đăk Lăk. Đây là cây trồng chủ lực của Thành phố, chiếm tỷ lệ 53% trong cơ cấu cây trồng, 53% giá trị sản xuất nông nghiệp và 74% giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Hiện tại diện tích cà phê là do các hộ cá thể quản lý và tổ chức sản xuất là 11.274 ha, chiếm 81,56% diện tích cà phê của thành phố.

Trong cơ cấu các mục chi cho sản xuất cà phê thì phân bón chiếm tỷ trọng cao nhất, song người nông dân lại chưa có hướng chú trọng quản lý trong vấn đề sử dụng phân bón, dẫn đến việc sử dụng chưa hợp lý, gây lãng phí về kinh tế và ảnh hưởng đến mội trường.

Vì vậy việc nghiên cứu “Thực trạng quản lý phân bón cho với cà phê vối ở quy mô nông hộ tại thành phố Buôn Ma Thuột” nhằm phục vụ cho việc quản lý và giúp nông dân định hướng sử dụng phân bón một cách hiệu quả trong bối cảnh giá cả vật tư đầu vào ngày càng tăng cao là cần thiết.

Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình quản lý  quản lý dinh dưỡng trong sản xuất cà phê vối hiện nay ở Thành phố Buôn Ma Thuột.

 2. Đối tượng, phạm vi, nội dung, phương pháp nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu: Cây cà phê vối đang kinh doanh ổn định (từ năm thứ 8 đến năm thứ 20) tại 5 xã thuộc thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đak Lak (Êa Tam, Êa Kao, Cư Êbur, Hòa Thuận, Hòa Thắng).

2.2. Nội dung nghiên cứu: Thực trạng tình hình quản lý phân bón trong sản xuất cà phê vối hiện nay ở Thành phố Buôn Ma Thuột.

2.3. Phương pháp: Điều tra nông hộ theo phiếu thiết kế sẵn. Mỗi xã điều tra 30 nông hộ sản xuất cà phê. Các hộ điều tra có diện tích cà phê đang giai đoạn kinh doanh ổn định, diện tích cà phê của hộ ít nhất 0,5 ha trở lên.

* Các chỉ tiêu nghiên cứu: Diện tích, loại đất, năm trồng, năng suất; tình hình sử dụng phân bón (lượng, loại, tỷ lệ, kỹ thuật bón….); chi phí đầu tư phân bón

 Xử lí số liệu điều tra bằng phần mềm Excel, SPSS

  1. Kết quả nghiên cứu

3.1. Cơ cấu diện tích, nhóm tuổi cây vùng nghiên cứu

 

Bảng 1. Diện tích, tuổi vườn cà phê (% số hộ điều tra)

 Chỉ tiêu nghiên cứu

 

Xã điều tra

Trung bình

Hòa Thuận

Hòa Thắng

Cư Êbur

Ea Kao

Êa Tu

Nhóm diện tích (ha)

0,5-1

66,7

96,7

40,0

90,0

60,0

70,7

>1-2

16,7

3,3

16,7

10,0

36,7

16,7

>2-3

13,3

33,3

3,3

10,0

>3-5

3,3

10,0

2,7

Nhóm tuổi cây

8-12

16,7

6,7

33,3

36,7

6,7

20,0

13-16

40,0

60,0

33,3

46,7

40,0

44,0

17-20

43,3

33,3

33,3

16,7

53,3

36,0

Đa phần diện tích cà phê của nông hộ là là không lớn, chiếm diện tích từ 0,5 – 1,0 ha là chủ yếu, thể hiện sản xuất cà phê đang ở tình trạng manh mún về quy mô canh tác. Đây cũng chính là trở ngại không nhỏ trong quá trình canh tác cũng như ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, quản lý thu hoạch, chế biến để tăng năng suất, giảm chi phí giá thành sản phẩm.

Hiện nay ở Buôn Ma Thuột tuổi cà phê từ 13 – 16 tuổi, chiếm 44% số hộ điều tra. Đây là độ tuổi cà phê cho năng suất cao và đạt hiệu quả kinh tế nếu các biện pháp kỹ thuật tổng hợp được áp dụng một cách đồng bộ và hợp lý. Tuổi cà phê từ 17 – 20 chiếm tới 36% và thấp nhất là tuổi từ 7 – 12 chiếm 20% số nông hộ điều tra. Như vậy ở Buôn Ma Thuột diện tích cà phê có khả năng cho năng suất cao, ổn định trong thời gian từ 5 – 10 năm tới chỉ khoảng 64% số nông hộ. Tỷ lệ số hộ có diện tích cà phê bước vào giai đoạn già cỗi cho năng suất thấp cũng khá cao khoảng 36%. Đây là vấn đề quan tâm của các cơ quan quản lý trong việc xây dựng kế hoạch trồng tái canh cà phê trong thời gian tới để đạt hiệu quả cao và duy trì ổn định diện tích cũng như sản lượng cà phê xuất khẩu của địa bàn.

3.2. Tình hình quản lý phân bón

Bảng 2. Tình hình sử dụng phân bón cho cây cà phê

(% số hộ điều tra)

Chỉ tiêu nghiên cứu

 

Xã điều tra

Trung bình

Hòa Thuận

Hòa Thắng

Cư Êbur

Êa Kao

Êa Tu

Phân hữu cơ

93,3

66,7

86,7

63,3

90,0

80,0

Không

6,7

33,3

13,3

36,7

10,0

20,0

Vỏ cà phê

50,0

43,3

63,3

93,3

96,7

69,3

Không

50,0

56,7

36,7

6,7

3,3

30,7

Tập quán bón phân

Bón đón mưa

43,3

70,0

73,3

16,7

40,0

48,7

Khi đất đủ ẩm

56,7

30,0

26,7

83,3

60,0

51,3

Cách bón phân

Rải theo hàng

86,7

 

 

 

73,3

32,0

Rải theo tán

13,3

100,0

96,7

100,0

26,7

67,3

Hòa nước tưới

 

 

3,3

 

 

0,7

Lấp phân bón

Có lấp phân

43,3

3,3

 

10,0

70,0

25,3

Không lấp

56,7

96,7

100,0

90,0

30,0

74,7

Có 67,3% số nông hộ bón phân theo tán cà phê (bón đúng kỹ thuật). Có đến 74,7% số hộ sản xuất cà phê sau khi bón phân thì không lấp, đây là cách làm phổ biến hiện nay, song làm tăng nguy cơ mất đạm và giảm hiệu quả sử dụng phân bón.

Căn cứ vào điều tra, số liệu thu thập được phân nhóm theo mức năng suất ứng với liều lượng phân bón trung bình mà nông dân sử dụng và so sánh với mức khuyến cáo của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên thì lượng phân bón mà nông dân thành phố Buôn Ma Thuột bón cao hơn so với khuyến cáo để đạt được cùng một năng suất là 36 kg N, 93 kg P2O5 và 17 kg K2O. Trong 3 loại phân đa lượng thì lân được nông dân ở thành phố Buôn Ma Thuột bón với lượng cao hơn nhiều so với khuyến cáo (bảng 3).

Bảng 3. Lượng phân bón đa lượng nông dân sử dụng theo các mức năng suất (kg/ha)

Chỉ tiêu nghiên cứu

Mức áp dụng

Mức khuyến cáo

N

P2O5

K2O

Tỉ lệ

N

P2O5

K2O

Tỉ lệ

Năng suất (tấn/ ha)

<2,5

304

168

204

1,81 :1: 1,21

248

85

188

2,92 :1: 2,21

2,5-3,5

373

208

275

1,79 :1: 1,32

318

105

258

3,03 :1: 2,46

>3,5-4,5

423

219

341

1,93 :1: 1,56

388

125

328

3,10 :1: 2,62

>4,5-5

456

236

413

1,93 :1: 1,75

458

145

393

3,16 :1: 2,71

Trung bình

389

208

308

1,87 :1: 1,48

353

115

292

3,07 :1: 2,54

So sánh với khuyến cáo*

+36

+93

+17

 

 

 

 

 

Quy ra tiền (1000 đ)

+ 989

+ 1.686

+ 330

 

 

 

 

 

*: Khuyến cáo của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên – WASI

Như vậy là mức chi cho từng loại phân theo mức năng suất đạt được đều cao hơn so với mức chi tương ứng với mức phân bón đề xuất, trong đó mức chi bón phân lân cao hơn mức đề xuất tới 1,69 triệu đồng và tổng giá trị phân bón cao hơn so với khuyến cáo là 3,005 triệu đồng/1 ha, tương đương 14,55%. Điều này đã làm tăng chí phí sản xuất và gây lãng phí, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

3.3. Quản lý phân bón và chi phí sản xuất

Phân tích  các khâu kỹ thuật trong quá trình sử dụng phân bón trên cơ sở các mức năng suất đạt được và chi phí bón phân, cho thấy trung bình năng suất đạt được và chi phí  giữa có và không bón phân hữu cơ, giữa việc sử dụng phân đơn và phân hỗn hợp là có sự khác biệt có ý nghĩa (bảng 4). Tập quán bón đón mưa hay bón khi đất đủ ẩm không làm chênh lệch năng suất đạt được và chi phí phân bón một cách có ý nghĩa. Tuy nhiên tập quán bón đón mưa đã làm tăng chi phí phân bón lên 330 đ/tấn nhân do ảnh hưởng của quá trình mất phân do bốc hơi khi bón phân gặp nắng và rửa trôi do khi bón phân gặp mưa.

Bảng 4. Chi phí đầu vào đối với biện pháp áp dụng phân bón

(1.000 đồng)

Chỉ tiêu nghiên cứu

Năng suất cà phê

Chi bón phân

Chi phân bón/tấn nhân

Phân hữu cơ

3,14

19.372

6.428

Không

2,97

18.753

6.473

Trung bình

3,10*

19.248*

6.437

Tập quán bón

Bón đón mưa

3,08

19.342

6.552

Khi đất đủ ẩm

3,13

19.159

6.328

Trung bình

3,10NS

19.248NS

6.437

Loại phân

Phân đơn

3,19

18.596

6.067

Phân hỗn hợp

3,04

19.682

6.685

Trung bình

3,10*

19.248*

6.437

Bảng 5. Trung bình chi phí  phân bón đối với 1 ha cà phê (1000 đồng)

Chỉ tiêu nghiên cứu

Xã điều tra

Trung bình

Tỉ lệ%

Hòa Thuận

Hòa Thắng

Cư Êbur

Êa Kao

Êa Tu

Chi bón phân

19.912

21.156

16.511

20.270

18.391

19.248***

48,1

Tổng chi phí SX

43.331

40.158

35.280

41.363

40.004

40.027***

100,00

Chi phí về phân bón ở các xã điều tra biến động tư 16,5 – 21,1 triệu đồng/ha/năm; trung bình cho vùng nghiên cứu là 19,2 triệu đồng/ha, chiếm tới 48,1 % tổng chi phí sản xuất cho 1 ha cà phê/năm, cao nhất trong tất cả các mục đầu tư cho 1 ha cà phê kinh doanh/năm.

  1. Kết luận và kiến nghị

4.1. Kết luận

– Quy mô diện tích cà phê ở các nông hộ chủ yếu từ 0,5 – 1,0 ha chiếm 70,7%

– Lượng phân bón đa lượng người nông dân bón cao hơn so với khuyến cáo so với mức năng suất đạt được tương ứng với 3,05 triệu đồng/ha/năm.

– Chi phí cho đầu tư phân bón chiếm tới 48,1 % tổng đầu tư cho1 ha cà phê

4.2. Kiến nghị

– Cần xây dựng nhiều mô sử dụng phân bón hợp lý, cân đối nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, tăng hiệu quả kinh tế, góp phần sản xuất cà phê bền vững nhằm tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận và ứng dụng.

– Tăng cường tập huấn cho nông dân về vấn đề quản lý phân bón cho cà phê để từng bước ứng dụng trong thực tiễn sản xuất