THỬ NGHIỆM BÓN PHÂN NPK-TE CHỨA CAN XI HỮU HIỆU CHO CÀ PHÊ VỐI GIAI ĐOẠN KINH DOANH TẠI BUÔN MA THUỘT


Lê Th Cẩm Nhung và cng sự

1.Đặt vấn đề

Phân bón là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây và đất. Vì vậy nếu sử dụng phân bón hợp lý thì hiệu quả kinh tế cao, vườn cây sinh trưởng phát triển tốt, độ phì đất được cải thiện. Ngược lại sử dụng phân bón không cân đối hoặc kém chất lượng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây trồng, năng suất cũng như đất đai.

Hiện nay phân bón khoáng rất đa dạng về chủng loại do đó cần lựa chọn phân bón phù hợp có đầy đủ và cân đối các yếu tố đa trung vi lượng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cây trồng. Đặc biệt, đất đai Tây Nguyên thường có pH thấp vì vậy những loại phân bón NPK-TE cân đối dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu của cây trồng, có bổ sung thêm can xi hữu hiệu sẽ góp phần cải thiện pH, giúp đất ít chua hơn, nâng cao độ phì cho đất và tạo điều kiện cho các vi sinh vật có lợi phát triển.

2.Nội dung và phương pháp

2.1. Nội dung: 

Đánh giá ảnh hưởng của phân bón NPK-TE có bổ sung trung vi lượng đặc biệt là hàm lượng can xi hợp lý đối với cây cà phê vối kinh doanh ở Tây Nguyên.

2.2. Phương pháp

Thử nghiệm được bố trí theo ô lớn, không lặp lại, diện tích 0,3 ha/công thức; trên vườn cà phê vối kinh doanh có năng suất trung bình, dự kiến 4 tấn nhân/ha.

+ Công thức 1 (CT 1): đối chứng, bón phân đơn        (330 N – 145 P2O5 – 330 K2O)

+ Công thức 2 (CT 2): bón phân NPK-TE phổ thông (345 N – 240 P2O5 – 285 K2O)

+ Công thức 3 (CT 3): bón phân NPK-TE có can xi   (300 N – 225 P2O5 – 250 K2O)

Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi:

– Tỷ lệ đậu rụng quả: Theo dõi tỷ lệ đậu quả, rụng quả bằng cách cột dây đánh dấu và theo dõi cố định 5 điểm trên mỗi công thức, mỗi điểm theo dõi cố định 5 cây, mỗi cây 4 cành theo 4 hướng ở vị trí giữa cây. Mỗi cành quan trắc 5 đốt . Đếm số quả hiện thời trên đốt và xác định số quả rụng qua mỗi lần theo dõi.

Đếm tổng số quả trên các chùm vào các thời điểm: tháng 3, 5, 7, 9.

                                                                           ∑ quả rụng

                          Tỷ lệ quả rụng (%) =               —————   x 100

                                                                        ∑ số quả

 

– Hóa tính đất: Lấy mẫu đất theo 5 điểm chéo góc của mỗi công thức, độ sâu lấy mẫu 0 – 30 cm. Lấy mẫu đất theo hình chiếu của tán cà phê. Lấy ở vị trí trong mép bồn. Mỗi điểm lấy 300g, tất cả 5 điểm thu được mẫu 1.5 kg.

Mẫu đất được bảo quản và mang về phòng thí nghiệm phân tích các chỉ tiêu: Hữu cơ tổng số, pHKCl N %, P2O5dt, K2Odt, Ca2+

Thời điểm lấy mẫu: trước khi tiến hành bón phân và sau 15, 30 ngày của các đợt bón phân.

    – Lấy mẫu quả phân tích chất lượng cà phê nhân sống: Ở mỗi ô trước khi thu hoạch rộ 1 ngày tiến hành thu hái các quả chín trên các ô, mỗi ô 3 kg cà phê quả tươi để tiến hành xác định các chỉ tiêu chất lượng như: trọng lượng 100 nhân, tỷ lệ tươi nhân, ẩm độ, tỷ lệ khối tượng hạt trên các cỡ sàng, phân tích theo TCVN 4193-2005.

3.Kết quả

3.1. Ảnh hưởng của phân bón đến tỷ lệ quả rụng

Bảng 1. Tỷ lệ quả rụng (%)

Công thức

Tháng 5

Tháng 7

Tháng 9

tt

tb

CT 1

16,00

41,80

51,43

0,001NS

1,97

CT 3

21,42

31,79

49,95

CT 2

17,97

33,11

51,73

0,61NS

1,97

CT 3

21,42

31,79

49,95

Ghi chú:  NS: không có ý nghĩa      tt: T – test tính                tb: T – test bảng

Bảng 1 cho thấy tỷ lệ rụng quả cà phê tại các công thức giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 7 đều tăng, nhưng chiều hướng chưa có sự khác biệt rõ giữa các công thức phân. Tỷ lệ rụng quả cộng dồn (đến tháng 9, khi quả đã ổn định) của công thức 3 (NPK-TE có can xi) là thấp nhất với 49,95 % và cao nhất là công thức 2 (bón NPK phổ thông) với 51,73 %. Tuy nhiên sự khác biệt khi so sánh giữa NPK với đối chứng phân đơn (giữa các cặp công thức 1, 3 và 2, 3) là không có ý nghĩa thống kê.

3.2. Ảnh hưởng của phân bón đến độ phì đất

Bảng 2. Ảnh hưởng của phân bón đến độ phì đất

Chỉ tiêu

Trước thử nghiệm

Sau thử nghiệm

CT 1

CT 2

CT 3

pHKCl

  3,83

  3,97

  4,14

  4,13

Hữu cơ tổng số (%)

  4,31

  4,66

  4,95

  5,17

N tổng số (%)

  0,17

  0,17

  0,19

  0,19

P2O5dễ tiêu(mg/100g)

  7,75

  5,52

  3,69

  5,69

K2Odễ tiêu (mg/100g)

14,30

12,07

11,38

15,28

Ca2+ trao đổi(ldl/100g)

  1,45

  0,53

  1,81

  2,22

            pH đất trước thử nghiệm thấp chỉ 3,83, đất có phản ứng chua, đây cũng là thực trạng chung của đất trồng cà phê ở Tây Nguyên. Sau thử nghiệm pH đất phân hóa mạnh, bón phân đơn (CT1 – ĐC) không được cải thiện  (pH 3,97); bón phân NPK (CT2, CT3) các yếu tố trung vi lượng đã làm giảm độ chua đất đáng kể (pH tăng lên mức 4,1). Vì phân NPK sử dụng tại CT 2, 3 có bổ sung trung vi lượng (TE) đặc biệt là canxi góp phần giảm độ chua cho đất.

 Do vườn cây được bón phân hữu cơ hàng năm, đồng thời cây cà phê đã giao tán, tàn dư thực vật (cành, lá cà phê, cỏ dại,…) dẫn đến hàm lượng hữu cơ tổng số tại các công thức đều rất cao (> 4%). Sau thử nghiệm hàm lượng hữu cơ đều tăng và tăng mạnh nhất là CT 3 (5,17 %, +0,86%). CT2, 3 sử dụng phân NPK có hàm lượng trung vi lượng giúp đất cải thiện độ chua, tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển phân giải hữu cơ tốt hơn so với CT1.

            Đạm tổng số không biến động nhiều, có tăng nhẹ ở hai công thức bón NPK.

Lân dễ tiêu trước thử nghiệm ở mức giàu (7,75 mg/100g), nhưng sau thử nghiệm cả 3 công thức đều giảm, giảm mạnh ở CT2  bón NPK phổ thông (3,69 mg/100g).

Kali dễ tiêu có sự biến động theo hai chiều hướng, CT3 (bón NPK-TE có can xi) tăng nhẹ và hai công thức còn lại giảm nhẹ.

Canxi trao đổi trước thử nghiệm ở mức thấp. Sau thử nghiệm biến động, giảm mạnh ở CT 1 vì công thức này chỉ bón phân đơn không bổ sung trung vi lượng và đặc biệt là canxi nên lượng canxi trao đổi trong đất giảm.  Hàm lượng canxi trao đổi tăng lên ở hai công thức bón NPK (CT2, CT3) đặc biệt ở CT3 (bón NPK-TE có can xi hữu hiệu) đã tăng khá mạnh (2,22 ldl/100g).

3.3. Ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng cà phê nhân sống

Bảng 3. Chất lượng cà phê nhân sống

Công thức

Khối lượng 100 nhân (g)

Tỷ lệ hạt tròn  (%)

Tỷ lệ

tươi/nhân

Tỷ lệ (%)
trên cỡ sàng 16

Tỷ lệ (%)
dưới cỡ sàng 16

CT 1

17,20

7,50

4,61

79,00

21,00

CT 2

16,90

7,70

4,70

77,49

22,51

CT 3

17,10

8,80

4,56

78,33

21,67

Bảng 3 cho thấy chất lượng cà phê nhân sống chưa khác biệt giữa các công thức.

4.Kết luận

Tỷ lệ quả rụng và chất lượng cà phê nhân sống chưa có sự khác biệt các công thức phân bón. Bón NPK-TE có can xi hữu hiệu bước đầu đã có sự cải thiện độ phì đất cho vườn cà phê kinh doanh; tăng pH đất, cải thiện hàm lượng hữu cơ, NPK và can xi.