TS. Trương La
Bộ môn Chăn nuôi và Đồng cỏ.
1. Mở đầu
Trong chăn nuôi bò thịt hiện nay, kỹ thuật sử dụng khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh – TMR (Total Mixed Rition) đang được khuyến cáo áp dụng. TMR là khẩu phần cân bằng dinh dưỡng, trong đó nhóm thức ăn tinh và thô được trộn lẫn với nhau theo khẩu phần định lượng. Phương pháp cho ăn này đảm bảo cùng một lúc bò được ăn các loại thức ăn khác nhau với lượng phù hợp nhu cầu, giúp ổn định hệ vi sinh vật dạ cỏ, giảm các nguy cơ gây xáo trộn tiêu hóa, từ đó giúp sử dụng hiệu quả lượng thức ăn ăn vào và nâng cao khả năng sản xuất của bò (Trương La, 2017). Vì vậy, để nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò thịt nói chung và đặc biệt trong giai đoạn sinh trưởng thì việc nghiên cứu sử dụng khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh-TMR để nuôi bò là cần thiết.
2. Nội dung và phương pháp thí nghiệm
– Địa điểm và thời gian thực hiện: Thí nghiệm được tiến hành tại xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng từ tháng 6 đến tháng 12/2017.
– Bố trí thí nghiệm: Chọn bò đực các giống lai cao sản: Brahman, Drought Master có độ tuổi từ 15 – 16 tháng tuổi. Sử dụng 18 bò chia thành 6 lô, mỗi lô 3 con. Bò được cho ăn 3 khẩu phần khác nhau. Với mỗi loại khẩu phần, bố trí 01 lô TN cho ăn khẩu phần phối trộn hoàn chỉnh TMR; 01 lô đối chứng: bò cho ăn riêng lẻ các loại thức ăn (nuôi theo truyền thống). Sơ đồ thí nghiệm tại bảng 1.
Bảng 1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm nuôi bò thịt giai đoạn sinh trưởng
TT |
Chỉ tiêu |
KP1 |
KP2 |
KP3 |
|||
Lô TN1 |
Lô ĐC1 |
Lô TN2 |
Lô ĐC2 |
Lô TN3 |
Lô ĐC3 |
||
1 |
Số lượng bò (con) |
03 |
03 |
03 |
03 |
03 |
03 |
2 |
Phương thức nuôi |
Cho ăn TMR1 |
Cho ăn riêng lẻ |
Cho ăn TMR2 |
Cho ăn riêng lẻ |
Cho ăn TMR3 |
Cho ăn riêng lẻ |
Các khẩu phần được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn ăn của bò thịt giai đoạn sinh trưởng, có mức năng lượng trao đổi (ME): 2.300 Kcal/kgCK, protein thô: 11,1% (Tiêu chuẩn của L.C Kearl – Đại học Utah, Hoa Kỳ, 2001) và tương đương nhau ở các KP nhưng khác nhau về các nguyên liệu thức ăn tinh: Bột ngô, cám gạo và bột sắn.
Bảng 2. Công thức khẩu phần thức ăn cho bò thịt đang sinh trưởng
TT |
Loại thức ăn (%VCK) |
KP1 |
KP2 |
KP3 |
1 |
Cỏ VA06 |
60 |
58 |
56 |
2 |
Phụ phẩm (rơm, thân cây ngô) |
27 |
– |
10 |
3 |
Cỏ ủ chua/phụ phẩm ủ chua |
– |
30 |
20 |
4 |
Bột ngô |
8 |
– |
– |
5 |
Cám gạo |
– |
5 |
– |
6 |
Bột sắn |
– |
– |
9 |
7 |
Bột cá |
3 |
– |
3 |
8 |
Cám hỗn hợp |
– |
5 |
– |
9 |
Urê |
1 |
1 |
1 |
10 |
Premix khoáng |
1 |
1 |
1 |
|
Tổng |
100 |
100 |
100 |
|
Tỉ lệ protein thô (%/kgVCK) |
11,1 |
11,1 |
11,1 |
|
Năng lượng-ME (Kcal/kgVCK) |
2.320 |
2.322 |
2.318 |
Khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR – Total Mixed Ration) được trộn bằng thủ công. Bò được cho ăn 2 lần/ngày, sáng và chiều.
* Chỉ tiêu theo dõi:
Tăng khối lượng bò: xác định bằng cách dùng thước FAO để đo, đo lúc bắt đầu và lúc kết thúc thí nghiệm.
3. Kết quả và thảo luận
Sau thời gian nuôi bò 90 ngày, kết quả khối lượng và tăng khối lượng của bò như sau:
Bảng 3. Khối lượng và tăng khối lượng của bò thịt sinh trưởng
TT |
Chỉ tiêu |
KP1 |
KP2 |
KP3 |
|||
Lô TN 1 |
Lô ĐC 1 |
Lô TN 2 |
Lô ĐC 2 |
Lô TN 3 |
Lô ĐC 3 |
||
1 |
KL đầu kỳ (kg) |
186,0±4,6 |
184,7±6,1 |
186,0±5,0 |
185,3±5,1 |
188,7±7,6 |
184,3±6,8 |
2 |
KL cuối kỳ (kg) |
237,3±7,0 |
227,3±3,8 |
236,3±7,4 |
227,3±6,0 |
230,0±7,2 |
218,7±6,5 |
3 |
KL tăng trong kỳ (kg) |
51,3±2,9aA |
42,7±2,5b |
50,3±3,1aA |
42,0±2,0b |
41,3±3,1aB |
34,3±2,3b |
4 |
Tăng KL tuyệt đối (g/con/ngày) |
570±32 aA |
474±28 b |
559±34 aA |
467±22 b |
459±34 aB |
381±26 b |
* Ghi chú: Các chữ cái viết thường khác nhau biểu thị sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05) đối với trung bình của từng cặp (Lô TN và Lô Đối chứng tương ứng); Các chữ cái viết hoa khác nhau biểu thị sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05) đối với trung bình của các lô TN 1; 2; 3.
Kết quả cho thấy, trong cùng khẩu phần bò được nuôi bằng TMR cho tăng khối lượng và tăng khối lượng tuyệt đối cao hơn bò cho ăn truyền thống (P<0,05). Đối với KP1, lô TN tăng khối lượng trong kỳ đạt 51,3 kg/con, tương đương tăng KL tuyệt đối là 570 g/con/ngày, trong khi bò ở lô ĐC chỉ tăng khối lượng 42,7 kg/con và tăng KL tuyệt đối là 474 g/con/ngày. Tương tự ở KP2, bò ở lô TN tăng KL là 50,3 kg/con (559 g/con/ngày), trong khi bò ở lô ĐC tăng KL là 42,0 (467 g/con/ngày); ở KP3, lô TN tăng KL là 41,3 kg/con (459 g/con/ngày), bò ở lô ĐC tăng KL là 34,3 kg (381 g/con/ngày).
Khi cho bò ăn các khẩu phần TMR khác nhau, tăng khối lượng của bò ở lô TMR1 (bột ngô) và lô TMR2 (cám gạo) tương đương nhau (570/559 g/con/ngày) và cả 2 lô này đều cao hơn lô cho ăn khẩu phần TMR3 (bột sắn), chỉ đạt: 452 g/con/ngày (P<0,05).
Như vậy, khi sử dụng khẩu phần TMR để nuôi bò đã làm tăng khối lượng của bò so với bò cho ăn theo truyền thống (cho ăn riêng lẻ các loại thức ăn). Bò được nuôi bằng khẩu phần TMR đã tận dụng thức ăn một cách triệt để, bò ăn được nhiều thức ăn hơn, ngoài ra khẩu phần TMR đã cân đối các chất dinh dưỡng, từ đó giúp bò tiêu hóa tốt hơn, dẫn đến tăng khối lượng cao hơn.
4. Kết luận và đề nghị
4.1. Kết luận
– Sử dụng khẩu phần TMR nuôi bò thịt, bò tăng khối lượng và hiệu quả kinh tế cao hơn bò không sử dụng khẩu phần TMR.
– Nuôi bò bằng khẩu phần TMR có sử dụng bột ngô hoặc cám gạo trong thành phần, bò tăng khối lượng cao hơn bò được nuôi khẩu phần TMR sử dụng bột sắn (570; 559/459 g/con/ngày).
4.2. Đề nghị
Sử dụng các khẩu phần thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh-TMR để nuôi bò thịt nhằm tăng hiệu quả kinh tế. Trong đó cần sử dụng khẩu phần có bộ ngô và cám gạo trong thành phần.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Trương La, 2017. Một số kết quả nghiên cứu sử dụng khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR-Total Mixed Rition) trong nuôi dưỡng bò tại Việt Nam. Thông tin KHKT Nông lâm nghiệp-WASI, 2017.
- Viện Chăn nuôi Quốc gia, 2001. Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc-gia cầm Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội-2001.
Hình 1. Nuôi bò thịt bằng khẩu phần TMR |
Hình 2. Hướng dẫn phối trộn khẩu phần TMR |