Một số vấn đề về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên hồ tiêu Việt Nam

ThS. Dương Thị Oanh, ThS. Nguyễn Quang Ngọc

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây Hồ tiêu (PRDC)

     Việt Nam đã và đang duy trì vị trí số 1 thế giới về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu với tổng diện tích đến tháng 9/2018 là 149.000 ha (Cục Trồng trọt) và số lượng hồ tiêu xuất khẩu từ tháng 01 – 12/2018 đạt 235.889 tấn hồ tiêu các loại (Tổng cục Hải Quan Việt Nam). Đến nay hồ tiêu Việt Nam đã được xuất khẩu đến 109 nước và vùng lãnh thổ, tập trung chủ yếu tại Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ. Tuy nhiên, tình trạng hạt tiêu tồn dư các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) vượt ngưỡng cho phép đã làm giảm sức cạnh tranh của hạt tiêu Việt Nam trên thị trường quốc tế.

     Nguyên nhân chính dẫn đến dư lượng thuốc BVTV tăng cao là do quá trình canh tác thâm canh cao và biến đổi khí hậu làm cho dịch bệnh phát sinh nhiều, gây thiệt hại lớn cho các vườn tiêu. Do đó, nông dân đã sử dụng nhiều loại thuốc BVTV phun cho vườn tiêu nên đã dẫn đến tình trạng dư lượng thuốc BVTV trong hạt tiêu vượt ngưỡng cho phép. Ngoài ra trong quá trình lưu trữ, bảo quản trong kho thường bị các loại nấm mốc, mọt gây hại nên một số cơ sở có xử lý thuốc cũng đã làm tăng dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm.

     1. Thực trạng sử dụng thuốc BVTV trên hồ tiêu

     Theo Cục Bảo vệ thực vật (2016), thời gian sử dụng thuốc của nông dân thường tập trung từ đầu mùa mưa cho đến khi quả vào chắc (tháng 10, 11). Nông dân sử dụng các loại thuốc để phòng trị nấm bệnh, tuyến trùng, các loại rầy, rệp hại thân lá,… Thuốc BVTV được phun lên tán lá và sục vào vùng rễ tiêu, thường kết thúc sử dụng thuốc trước khi thu hoạch 1 – 3 tháng. Một số ít nông dân phun thuốc trừ rệp sáp, kiến làm sạch vườn trước khi thu hoạch.

     Kết quả điều tra của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây Hồ tiêu (2017), về tình hình sử dụng thuốc BVTV của nông dân cho thấy, có 67,0% nông hộ phun thuốc khi bắt đầu xuất hiện sâu bệnh hại; 33,0% nông hộ phun phòng định kỳ vào các thời kỳ sinh trưởng của cây hồ tiêu. Nồng độ phun theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Hầu hết các hộ không quan tâm đến thời gian cách ly thuốc đối với sản phẩm thu hoạch. Nông dân thường ngưng sử dụng thuốc BVTV trước khi thu hoạch từ 2 – 3 tháng.

 

               Hình 1. Phun thuốc lên tán lá                                    Hình 2. Tưới thuốc vào đất

     Theo kết quả điều tra của Trung tâm Khảo nghiệm và Kiểm định thuốc BVTV phía Nam (2017 – 2018), nông dân sử dụng 28 hoạt chất để phòng trừ sâu hại trên cây hồ tiêu, trong đó có 3 hoạt chất không nằm trong danh mục sử dụng trên cây hồ tiêu là: Thiosultap sodium, Methidathion, Fenpropathrin. Sử dụng 34 hoạt chất phòng trừ bệnh hại trên cây hồ tiêu, trong đó có 2 hoạt chất không nằm trong danh mục sử dụng trên cây hồ tiêu là Propiconazole, Citrus oil.

     2. Tình hình dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm hồ tiêu

     Đã có nhiều cảnh báo về dư lượng tối đa cho phép MRL (Maximum Residue Level) của thuốc BVTV trên hạt tiêu nhất là ở các thị trường Châu Âu, Châu Mỹ và một số nước như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Những năm 2014 – 2017 các hoạt chất được cảnh báo như: Biphenyl, Carbendazim, Cypermethrin, Permethrin, Metalaxyl, Propamocab, Anthraquinon (AQ),…Năm 2018, một số chất khác lại bị đưa vào diện xem xét như ChlorpyrifosEthyl, Benfuracarb, Carbosulfan,… hoặc bị nâng mức MRL lên cao hơn như Metalaxyl.

      Những hoạt chất thuốc BVTV thường được phát hiện trong hồ tiêu Việt Nam vượt ngưỡng cho phép ở Châu Âu như: Carbendazim, ChlorpyrifosEthyl, Cypermethrin, Metalaxyl, Permethrin, Propamocab.

     Năm 2016, Cục Bảo vệ thực vật đã lấy 47 mẫu để kiểm tra dư lượng thuốc BVTV trong hạt tiêu tại các tỉnh Gia Lai, Đăk Lắk, Bình Phước. Trong đó, 14 mẫu không phát hiện dư lượng thuốc BVTV; 15 mẫu phát hiện dư lượng thuốc BVTV dưới mức MRL; 18 mẫu phát hiện dư lượng thuốc BVTV vượt mức MRL.

     Cũng trong năm 2016, thực hiện chương trình kiểm soát dư lượng thuốc BVTV đối với hồ tiêu trên thị trường và xuất khẩu tại Việt Nam. Cục BVTV phân tích 72 mẫu hạt tiêu của các đại lý, kho công ty, cửa hàng ở các tỉnh Đăk Lắk, Đăk Nông, Gia Lai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai. Trong đó, có 50 mẫu phát hiện có dư lượng, 3 mẫu phát hiện dư lượng vượt mức MRL.

     Kết quả phân tích 8 mẫu đất (của các nhóm hộ có nguy cơ cao), trong đó 2 mẫu phát hiện có Imidacloprid; 6 mẫu có ChlorpyrifosEthyl; 2 mẫu có Carbosulfan.

     Năm 2017, có 3 cảnh báo đối với hạt tiêu đen Việt Nam, cụ thể là Hà Lan cảnh báo về tiêu đen nhiễm nấm mốc; Úc cảnh báo hạt tiêu đen nhiễm khuẩn Salmonellar; Cộng hòa Síp cảnh báo hạt tiêu đen có dư lượng thuốc Cypermethrin và 2 hoạt chất không được sử dụng ở Châu Âu (Carbendazim, Permethrin).

     Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây Hồ tiêu đã nghiên cứu về thời gian tồn lưu của các hoạt chất Carbendazim và Metalaxyl trong hạt tiêu đen. Thí nghiệm được bố trí trên vườn tiêu 5 năm tuổi, liều lượng và nồng độ các thuốc theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Số lần phun 2 đợt, cách nhau 7 ngày. Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trong hạt tiêu theo các thời điểm quan trắc như sau:

Bảng 1. Dư lượng hoạt chất Carbendazim và Metalaxyl trong hạt tiêu đen (mg/kg)

TT

Hoạt chất

Dư lượng thuốc BVTV (mg/kg)

Sau phun 30 ngày

Sau phun 45 ngày

Sau phun 60 ngày

Sau phun 75 ngày

Sau phun 150 ngày

1

Carbendazim

13,9

13,8

9,6

3,3

Không phát hiện

MRL EU

0,1

 

2

Metalaxyl

8,9

8,5

0,15

2,3

Không phát hiện

MRL EU

0,1

 

Nguồn. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây Hồ tiêu, 2017

     Kết quả ở bảng 1 cho thấy, dư lượng thuốc BVTV trong hạt tiêu giảm theo thời gian. Tuy nhiên, đến 75 ngày sau phun thuốc thì hàm lượng các hoạt chất tồn dư trong hạt rất cao, đối với Carbendazim là 3,3 mg/kg; Metalaxyl là 2,3 mg/kg. Trong khi đó, dư lượng cho phép theo tiêu chuẩn Châu Âu là 0,1 mg/kg. Sau 150 ngày sau phun không phát hiện tồn dư các chất này trong hạt tiêu. Tuy nhiên, thực tế sản xuất cho thấy nông dân rất ít khi cách ly thời gian sử dụng thuốc được 5 tháng.

     Theo kết quả điều tra của Trung tâm Khảo nghiệm và Kiểm định thuốc BVTV phía Nam thực hiện từ năm 2017 – 2018, trên 3 vùng trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Quảng Trị cho thấy: Dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng cho phép của mẫu sau thu hoạch 6 tháng chiếm 35,93%; Của mẫu sau thu hoạch từ 3 – 6 tháng chiếm 31,75% và của mẫu sau thu hoạch dưới 3 tháng là 34,28%. Ngoài ra, phân tích mẫu của các hộ gia đình thì có 28,5% số mẫu vượt ngưỡng MRL; Phân tích mẫu tại các cơ sở thu mua thì có 55,9% số mẫu vượt ngưỡng MRL. Như vậy, trong quá trình bảo quản có thể đã sử dụng thuốc BVTV chống mốc, mọt.

     3. Một số giải pháp quản lý dư lượng thuốc BVTV trên hồ tiêu

Hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu thường phải đối mặt với vấn đề dư lượng thuốc còn tồn dư trên sản phẩm khiến nhiều nước đưa ra cảnh báo. Để cải thiện tình trạng dư lượng thuốc BVTV, Bộ Nông nghiệp & PTNT đã nổ lực để từng bước giải quyết vấn đề an toàn thực phẩm như:

– Tăng cường hỗ trợ cho hệ thống khuyến nông.

– Tập huấn nâng cao kiến thức phòng trừ sâu bệnh hại đúng cách cho nông dân trồng hồ tiêu.

– Siết chặt việc quản lý thuốc BVTV sử dụng trong nông nghiệp, trong đó có hồ tiêu. Từ năm 2015 đến nay, Bộ Nông nghiệp & PTNT đã ban hành nhiều văn bản quản lý thuốc BVTV: Loại bỏ một số hoạt chất ra khỏi danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam. Trong đó có các hoạt chất Carbendazim, Benomyl, Thiophanate -methyl, 2.4D, Paraquat, Acephate, Diaziuon, Malathion, Zinc phosphide, Chlorpyrifos Ethyl, Fipronil, Glyphosate; Ban hành danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam.

Các chất nói trên đều nằm trong cảnh báo của Châu Âu và các thị trường khác về dư lượng trên Hồ tiêu. Đây là quyết định quan trọng bởi nhiều nước đã cảnh báo việc ngừng nhập khẩu hồ tiêu nếu còn tồn dư những chất này trên hạt tiêu các loại.

– Công tác khảo nghiệm, đăng ký thuốc BVTV được kiểm soát chặt chẽ.

– Khuyến cao sử dụng các loại thuốc BVTV sinh học có hoạt chất được chiết xuất từ cây trồng tự nhiên, các vi sinh vật như:

+ Hoạt chất Polyphenol chiết xuất từ Bồ kết, hoạt chất Martine chiết xuất từ cây Khổ Sâm trị rệp sáp hồ tiêu; Hoạt chất Rotenone chiết xuất từ rễ cây Thuốc cá; Hoạt chất Azadirachtin chiết xuất từ hạt Neem phòng trừ nhiều loại sâu hại trên cây tiêu; Các hoạt chất tinh dầu cây Quế, dầu Tỏi có trong thuốc phòng trừ bệnh chết nhanh hồ tiêu.

+ Một số chủng vi sinh vật như Paecilomyces lilacinus, Trichoderma sp., Pseudococcus spp., Pseudomonas fluorescens, Streptomyces avermitilis nằm trong danh mục thuốc BVTV phòng trị sâu bệnh hại hồ tiêu.

     4. Một số quy định về dư lượng thuốc BVTV

Bảng 2. Quy định tồn dư tối đa cho phép theo tiêu chuẩn EU trên cây hồ tiêu

TT

Hoạt chất

MRL (mg/kg)

 

TT

Hoạt chất

MRL (mg/kg)

I

Trừ bệnh

 

 

II

Trừ sâu

 

1

Azoxystrobin

0,3

 

1

Abamectin

0,05

2

Difenoconazole

0,3

 

2

Azadirachtin

0,01

3

Dimethomorph

0,05

 

3

Acetamiprid

0,1

4

Carbendazim and benomyl

0,1

 

4

Alpha-cypermethrin

0,1

5

Cholorothalonil

0,05

 

5

Buprofezin

0,05

6

Coppercompounds

40

 

6

Imidacloprid

0,05

7

Cymoxanil

0,1

 

7

Isoprocarb

0,01

8

Hexaconazole

0,05

 

8

Carbofuran

0,05

9

Flutriafol

0,05

 

9

Cartap

0,1

10

Fosetyl-aluminium

400

 

10

Chlorpyrifos (-ethyl)

1,0

11

Iprodione

0,05

 

11

Chlorpyrifos methyl

0,3

12

Kresoxim-methyl

0,05

 

12

Cypermethrine

0,1

13

Mancozeb (CS2)

0,1

 

13

Fipronil

0,005

14

Metalaxyl

0,1

 

14

Diazinon

0,1

15

Metiram Complex

0,1

 

15

Dimethoate

0,5

16

Myclobutani

0,05

 

16

Emamectin benzoate
(Avermectn B1a+B1b)

0,02

17

Thiophanate-methyl

0,1

 

17

Fenobucarb

0,01

18

Phosphorous acid

400

 

18

Matrine

19

Prochlozaz

0,2

 

19

Permethrin

0,1

20

Propamocarb

0,05

 

20

Rotenone

0,02

21

Propineb

0,1

 

21

Spirotetramat

0,1

22

Tebuconazole

0,05

 

22

Sulfoxaflor

0,05