KẾT QUẢ ỨNG DỤNG KỸ THUẬT TRỒNG CỎ VÀ CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHO BÒ TẠI MÔ HÌNH CHĂN NUÔI BÒ THỊT Ở 2 HUYỆN BUÔN ĐÔN VÀ EA SÚP, TỈNH ĐẮK LẮK

KS. Tôn Thất Dạ Vũ

Trong khuôn khổ dự án: “Ứng dụng các quy trình công nghệ và giải pháp thị trường nhằm xây dựng mô hình phát triển chăn nuôi bò thịt tại một số xã đặc biệt khó khăn ở 2 huyện Ea Súp và Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk”, năm 2016 Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên đã chuyển giao kỹ thuật trồng cỏ, chế biến bảo quản cỏ và một số phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho bò tại các xã Ia Rvê và Ia Lốp của huyện Ea Súp; xã Krông Na và Ea Wer của huyện Buôn Đôn, kết quả như sau:

1. Kết quả ứng dụng kỹ thuật trồng các giống cỏ chăn nuôi

Các giống cỏ được đưa vào trồng trong các hộ chăn nuôi bò thịt tại địa bàn nói trên gồm VA06, Ghi nê và Stylo. Năng suất chất xanh trong mùa mưa như sau.

Bảng 1. Năng suất xanh của các giống cỏ trong mùa mưa tại mô hình

Năng suất trong mùa mưa của giống cỏ Ghi nê thấp hơn giống VA06. Giống Ghi nê trung bình đạt 155,6 tấn/ha, trong khi cỏ VA06 đạt 221,4 tấn/ha. Năng suất cỏ tại các hộ giữa 2 huyện cũng khác nhau, năng suất cả 2 giống cỏ Ghi nê và VA06 tại huyện Buôn Đôn đều cao hơn năng suất tại huyện Ea Súp. Năng suất cỏ Ghi nê và VA06 trồng tại Buôn Đôn đạt tương ứng là 164,2 và 246,0 tấn/ha, cỏ Ghi nê và VA06 trồng tại Ea Súp chỉ đạt 145,6 và 192,5 tấn/ha.

Riêng đối với giống Stylo, qua thử nghiệm trồng tại mô hình và kết quả cho thấy giống này chỉ phát triển được tại huyện Buôn Đôn nhưng năng suất cũng rất thấp (23,2 tấn/ha), tại Ea Súp giống cỏ này nảy mầm kém và tỉ lệ chết cao không khai thác được.

 

Hình 1. Trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi bò thịt

2. Kết quả chế biến bảo quản cỏ và rơm lúa làm thức ăn cho bò

Việc tận dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương trong những lúc dư thừa để chế biến và bảo quản để làm thức ăn dự trữ cho đàn bò khi khan hiếm thức ăn là một điều hết sức ý nghĩa để đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn bò quanh năm. Kết quả ủ chua cỏ, rơm lúa tươi, ủ rơm khô urê như sau:

Bảng 2. Kết quả chế biến cỏ và rơm lúa tại mô hình

 

Thông qua việc tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật từ cán bộ kỹ thuật, các hộ tham gia xây dựng mô hình đã chế biến được 6 tấn cỏ VA06; 1,1 tấn rơm tươi và khô bằng kỹ thuật ủ chua và ủ urê. Thức ăn chế có chất lượng tốt, bảo đảm yêu cầu làm thức ăn cho bò.

Hình 2. Ủ chua cỏ làm thức ăn dự trữ cho đàn bò