Kết quả nghiên cứu một số giải pháp phòng trừ bọ xít muỗi hại ca cao tại ĐăkLăk, Bình Phước và Bến Tre

Trần Thị Thường(1), Đào Thị Lan Hoa(1), Trương Hồng(1), Đặng Thị Thúy Hà(2)

(1) Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên.

(2) Viện Khoa học Nông nghiệp Miền Nam

  1. GIỚI THIỆU

Cây Ca cao (Theobroma cacao L.) là loại cây công nghiệp có rất nhiều triển vọng và có giá trị kinh tế cao. Sâu bệnh hại trên cây ca cao rất đa dạng và phong phú, trong đó bọ xít muỗi là một trong các loài dịch hại nguy hiểm. Bọ xít muỗi (Helopeltis sp.), thuộc họ bọ xít mù Miridae, bộ cánh nửa Hemiptera, là đối tượng gây hại  chính, chúng gây hại trên nhiều bộ phận khác nhau của cây trồng như đọt non, lá, quả, thân, hoa .., nó không chỉ là nguyên nhân gây cháy lá, rụng lá, ghẻ quả ca cao, mà còn là nguyên nhân làm gia tăng các loại bệnh khác như bệnh thối nứt thân, thối quả ca cao.

Để phát triển sản xuất ca cao bền vững tại Việt Nam, các nhà khoa học, các doanh nghiệp và đặc biệt là các nông dân sản xuất ca cao cùng nhau hợp tác, nghiên cứu để đưa ra một quy trình sản xuất cho năng suất cao, chất lượng tốt, an toàn thân thiện với môi trường, con người… Đó là việc nghiên cứu các giải pháp về giống, các biện pháp canh tác, bảo vệ thực vật cũng như thu hoạch, bảo quản, chế biến… tốt nhất phục vụ sản xuất.

Do đó đề tài Nghiên cứu và phát triển ca cao bền vững tại Việt Nam được triển khai thực hiện giai đoạn 2011 – 2015 với nhiều nội dung khác nhau và đã cho kết quả. Trong phạm vi bài báo chúng tôi xin giới thiệu: “Kết quả nghiên cứu một số giải pháp phòng trừ bọ xít muỗi hại ca cao tại Đăk Lăk, Bình Phước và Bến tre’’ góp phần phát triển ca cao bền vững.

  1. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  2.1. Nghiên cứu phòng trừ bọ xít muỗi gây hại ca cao bằng biện pháp hóa học tại Đăk Lăk, Bình Phước và Bến tre

* Thời gian thực hiện: 2012 – 2013

* Địa điểm thí nghiệm:  

 Tại Đăk Lăk: Thực hiện ở Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên.

 Tại Bình Phước: Thực hiện ở xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.

Tại Bến tre: Thực hiện ở xã Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.

* Phương pháp bố trí: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD), gồm 6 công thức, mỗi công thức 20 cây, nhắc lại 3 lần. Gồm các công thức:

   CT1. Fidur 220 EC  (0,300 % ) (Chlorpyrifos ethyl + Imidacloprid)

   CT2. Actara 25 WG (0,025 %) (Thiamethoxam)

   CT3. Angun 5 WG (0,300 %) (Emamectin benzoate)

   CT4. Pertox 5 EC (0,300 %) (Alpha – cypermethrin)

   CT5. Movento 150 OD (0,125 %) (Spirotetramat)

   CT6. Đối chứng (không xử lý thuốc)

* Phương pháp và thời gian xử lý: Thuốc được phun lên cây với lượng dung dịch 1 lít/cây. Thuốc được xử lý 2 lần/năm vào mùa mưa.

* Phương pháp theo dõi: điều tra cố định 5 cây/công thức, mỗi cây theo dõi trên 4 cành ở 4 hướng. 

* Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ và mức độ quả ca cao bị bọ xít muỗi chích hút (%), năng suất (tấn hạt khô/ha) và hiệu quả kinh tế.

– Thang phân cấp mức độ bọ xít muỗi gây hại như sau:

         Cấp 0: Không bị bọ xít muỗi gây hại           

         Cấp 1: < 25 % diện tích quả bị hại              

         Cấp 3: 25 – 50 % diện tích quả bị hại

         Cấp 5: > 50 – 75 % diện tích quả bị hại

         Cấp 7: > 75 % diện tích quả bị hại

           * Thời gian theo dõi: Trước khi xử lý, sau khi xử lý thuốc định kỳ 1 tuần/lần

  2.2. Nghiên cứu phòng trừ bọ xít muỗi hại quả ca cao bằng các loại chế phẩm sinh học tại Đăk Lăk, Bình Phước và Bến tre.

* Thời gian thực hiện: 2012 – 2013

* Địa điểm thí nghiệm:

Tại Đăk Lăk: Thực hiện ở Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên.

 Tại Bình Phước: Thực hiện ở xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.

Tại Bến tre: Thực hiện ở xã Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.

* Phương pháp bố trí: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD), gồm 6 công thức, mỗi công thức 20 cây, nhắc lại 3 lần. Gồm các công thức:

CT1. Chế phẩm Bacillus thuringiensis (1 %)

CT2. Chế phẩm Beauveria bassiana (1 %)

CT3. Chế phẩm Metarhizum anisopliae (1 %)

CT4. Chế phẩm Paecilomyces (1 %)

CT5: Chế phẩm Beauveria + Metarhizium + Entomophthorales (1 %)

CT6. Đối chứng (không xử lý thuốc)

* Phương pháp, thời gian xử lý và chỉ tiêu theo dõi: Tiến hành tương tự như thí nghiệm hóa học ở mục 2.1.

  1. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Nghiên cứu phòng trừ bọ xít muỗi gây hại ca cao bằng biện pháp hóa học tại Đăk Lăk, Bình Phước và Bến tre

Tổng hợp kết quả (bảng 1) nghiên cứu tại 3 vùng (Đăk Lăk, Bình Phước và Bến Tre) trong 2 năm 2012 & 2013 chúng ta thấy kết quả tương tự nhau. Cả 5 loại thuốc sử dụng đều có hiệu lực phòng trừ bọ xít muỗi hại ca cao. Trong đó thuốc cho hiệu lực cao nhất là Pertox 5 EC (0,3 %), kế đến là Fidur 220 EC (0,3 %) và Actara 25 WG (0,025 %). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Gurusubramanian và Bora (2008) và các nghiên cứu trước đây cho thấy tính độc đối với bọ xít muỗi của các loại thuốc bảo vệ thực vật giảm dần theo thứ tự Cypermithrin, Thiamethoxam, Chlorpyriphos, Imidacloprid.

Bảng 1. Hiệu lực phòng trừ bọ xít muỗi hại gây hại ca cao tại 3 vùng thí nghiệm trong năm 2012 – 2013

TT

Công thức

Hiệu lực (%)

Đăk Lăk

Bình Phước

Bến Tre

21NSP1

30NSP1

14NSP1

21NSP1

14NSP1

21NSP1

1

Fidur 220 EC (0,300 %)

42,98

51,27

60,23

61,11

69,50

56,85

2

Actara 25 WG (0,025 %)

43,05

58,04

54,90

43,12

71,71

63,46

3

Angun 5 WG (0,350 %)

24,47

30,46

53,29

40,42

56,77

45,65

4

Pertox 5 EC (0,300 %)

46,15

59,73

70,51

66,50

65,56

59,80

5

Movento 150 OD (0,125 %)

28,45

33,50

45,53

43,33

50,63

46,67

Bảng 2. Năng suất trung bình 2 năm (2012 – 2013) ở thí nghiệm phòng trừ  bọ xít muỗi bằng biện pháp hóa học

TT

Công thức

Năng suất ca cao trung bình 2 năm

 (tấn hạt khô/ha)

Đăk Lăk

Bình Phước

Bến Tre

1

Fidur 220 EC (0,300 %)

0,91

0,63

0,61

2

Actara 25 WG (0,025 % )

0,92

0,62

0,60

3

Angun 5 WG (0,350 %)

0,95

0,56

0,57

4

Pertox 5 EC (0,300 %)

1,10

0,73

0,69

5

Movento 150 OD (0,125 %)

0,90

0,55

0,56

6

Đối chứng (không xử lý thuốc)

0,91

0,47

0,46

Song song với đánh giá hiệu lực của các loại thuốc, chúng tôi tiến hành giám định năng suất ở các công thức và kết quả cho thấy công thức sử dụng thuốc Pertox 5 EC (0,300 %) cho năng suất cao nhất và cao hơn nhiều so với công thức đối chứng. Tiếp đến là công thức Fidur 220 EC (0,300 %) và Actara 25 WG (0,025 %). Chứng tỏ hiệu quả của thuốc không những hạn chế sự gây hại mà còn bảo vệ, làm tăng săng suất cây trồng.  

Bảng 3. Hiệu quả kinh tế ở các công thức phòng trừ bọ xít muỗi tại 3 vùng thí nghiệm trong năm 2012 – 2013

TT

Công thức

Lợi nhuận trung bình 2 năm

 (triệu đồng/ha)

Đăk Lăk

Bình Phước

Bến Tre

1

Fidur 220 EC (0,300 %)

6,46

7,13

5,52

2

Actara 25 WG (0,025 % )

5,48

4,92

3,48

3

Angun 5 WG (0,350 %)

5,83

2,18

1,98

4

Pertox 5 EC (0,300 %)

14,09

11,16

9,03

5

Movento 150 OD  (0,125 %)

6,33

4,31

4,10

6

Đối chứng (không xử lý thuốc)

8,80

1,69

0,84

Hiệu quả cuối cùng của việc sử dụng thuốc thể hiện qua lợi nhuận đem lại khi áp dụng các công thức thuốc khác nhau. Lợi nhuận ở các công thức có sự khác nhau. Tại ba điểm thí nghiệm đều cho thấy công thức sử dụng thuốc Pertox 5 EC (0,300 %) cho lợi nhuận cao nhất. Kết quả này do năng suất ở công thức này vượt trội so với các nghiệm thức khác, còn chi phí đầu tư hầu như không sai khác. Các công thức khác chưa đem lại lợi nhuận trong sản xuất. Kết quả này phù hợp với kết quả hiệu lực thuốc cũng như năng suất thu được, điều này càng nhấn mạnh hiệu quả của việc sử dụng thuốc Pertox 5 EC (0,300 %).

3.2. Nghiên cứu phòng trừ bọ xít muỗi gây hại ca cao bằng biện pháp sinh học tại tại Đăk Lăk, Bình Phước và Bến tre

Bảng 4. Hiệu lực phòng trừ bọ xít muỗi gây hại quả ca cao tại 3 vùng thí nghiệm trong năm 2012 – 2013

TT

Công thức

Hiệu lực (%)

Đăk Lăk

Bình Phước

Bến Tre

21NSP1

30NSP1

21NSP1

28NSP1

21NSP1

28NSP1

1

Bacillus thuringiensis (1 %)

46,00

45,33

40,48

35,47

2

Beauveria bassiana (1 %)

71,59

72,36

71,91

70,47

3

Metarhizium anisopliae (1 %)

65,99

70,99

65,80

62,11

4

Paecilomyces (1 %)

66,75

67,62

64,50

56,48

5

Beauveria + Metarhizium + Entomophthorales (1 %)

48,08

50,63

57,44

46,14

Ghi chú: (-) Không có hiệu quả

Qua kết quả thí nghiệm (bảng 4) cho thấy hiệu quả của các chế phẩm sinh học có sự khác biệt ở các vùng thí nghiệm khác nhau. Tại Đăk Lăk, hiệu lực của các loại chế phẩm sinh học phòng trừ bọ xít muỗi ca cao còn thấp và không thấy sự sai khác so với công thức đối chứng. Tại Bình Phước và Bến tre hai chế phẩm Beauveria bassianaMetarhizum anisopliae cho hiệu lực phòng trừ bọ xít muỗi tốt nhất trên 65 %. Thuốc phát huy tác dụng tốt nhất tại thời điểm 21 đến 28 ngày sau phun.

Bảng 5. Năng suất trung bình 2 năm (2012 – 2013) ở thí nghiệm phòng trừ  bọ xít muỗi bằng biện pháp sinh học

TT

Công thức

Năng suất (tấn hạt khô/ha)

Đăk Lăk

Bình Phước

Bến Tre

1

Bacillus thuringiensis (1 %)

0,99

0,61

0,57

2

Beauveria bassiana (1 %)

0,98

0,73

0,74

3

Metarhizium anisopliae (1 %)

1,08

0,65

0,65

4

Paecilomyces (1 %)

0,98

0,59

0,61

5

Beauveria + Metarhizium

+ Entomophthorales (1 %)

1,08

0,55

0,56

6

Đối chứng (không xử lý thuốc)

0,96

0,47

0,50

Đánh giá năng suất thu được ở các công thức tại 3 vùng thí nghiệm cũng cho kết quả tương tự thí nghiệm hóa học (Bảng 5). Công thức nào cho hiệu quả phòng trừ bọ xít muỗi cao nhất thí cho năng suất cao nhất. Tại Đăk Lăk, năng suất thu được  giữa các công thức không chênh nhau nhiều. ở Bình Phước và Bến tre hai công thức thức sử dụng chế phẩm Beauveria bassianaMetarhizum anisopliae cho năng suất vượt trội so với các công thức khác cũng như đối chứng.

Bảng  6. Hiệu quả kinh tế của các công thức phòng trừ bọ xít muỗi tại 3 vùng thí nghiệm trong năm 2012 – 2013

TT

Công thức

Lợi nhuận trung bình 2 năm                      (Triệu đồng/ha)

Đăk Lăk

Bình Phước

Bến Tre

1

Bacillus thuringiensis (1 %)

9,55

5,22

3,15

2

Beauveria bassiana (1 %)

8,60

9,96

9,76

3

Metarhizium anisopliae (1 %)

13,72

7,04

6,54

4

Paecilomyces (1 %)

7,55

4,93

4,79

5

Beauveria + Metarhizium + Entomophthorales (1 %)

12,58

3,06

2,91

6

Đối chứng (không xử lý thuốc)

11,19

1,57

2,25

Tương tự như thí nghiệm hóa học, ở thí nghiệm sinh học chúng tôi cũng lượng hóa hiệu quả kinh tế và thu được kết quả ở bảng 6. Do chi phí đầu tư ở các công thức không khác nhau nhiều, nên lợi nhuận đem lại tỷ lệ thuận với năng suất thu được ở các nghiệm thức.

Tại Đăk Lăk, lợi nhuận đem lại ở các công thức không sai khác nhau nhiều so với công thức đối chứng không xử lý thuốc. Điều này một lần nữa chứng minh các chế phẩm sinh học này không có tác dụng phòng trừ bọ xít muỗi gây hại ca cao tại đây.

Tại Bình Phước và Bến Tre: các nghiệm thức phun Beauveria bassiana (1 %) và phun Metarhizium anisopliae cho lợi nhuận đạt cao nhất (từ 6,54 đến 9,96 triệu đồng/ha). Trong khi đó công thức đối chứng chỉ đạt 1,57 đến 2,25 triệu đồng/ha.

  1. KẾT LUẬN

– Giải pháp hóa học: Thuốc Pertox 5 EC liều lượng 0,300 % (Alpha – cypermethrin); Actara 25WG 0,025% (Thiamethoxam)  và Fidur 220 EC 0,300 % (Chlorpyrifos ethyl + Imidacloprid) cho hiệu quả khá trong phòng trừ bọ xít muỗi hại ca cao tại 3 vùng thí nghiệm.

Khuyến cáo: Sử dụng một trong 3 loại thuốc này để phòng trừ bọ xít muỗi ở những vùng trồng ca cao bị gây hại nặng nhưng phải sử dụng đồng loạt.

– Giải pháp sinh học: Tại Bình Phước và Bến Tre hai chế phẩm Beauveria bassianaMetarhizum anisopliae cho hiệu lực khá trong phòng trừ bọ xít muỗi tại thời điểm 21 đến 28 ngày sau phun.

Khuyến cáo: Sử dụng một trong hai loại chế phẩm Beauveria bassianaMetarhizum anisopliae trừ bọ xít muỗi khi mức độ gây hại không quá nặng ở Bình Phước và Bến Tre.