TS. Trương La,
1.Đặt vấn đề
Ea Súp và Buôn Ðôn là 2 huyện biên giới của tỉnh Ðắk Lắk còn nhiều khó khăn về phát triển KT-XH nhưng lại có nhiều tiềm năng trong việc phát triển chăn nuôi bò thịt. Tuy nhiên, những năm qua việc phát triển đàn bò ở 2 huyện này còn rất hạn chế cả về số lýợng cũng như chất lượng. Nguyên nhân là do việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi rất hạn chế, chăn nuôi mang tính nhỏ lẻ, manh mún; giống bò sử dụng chủ yếu là bò địa phương, có tầm vóc nhỏ, giá bán thấp, thị trường bò chưa ổn định, từ đó hiệu quả mang lại từ chăn nuôi bò chưa cao. Ðể khai thác tiềm năng hiện có của địa phương nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò thịt tại 2 huyện Ea Súp và Buôn Ðôn, cần phải áp dụng một cách đồng bộ các quy trình công nghệ về giống, thức ăn, thú y và đặc biệt là các giải pháp về thị trường là hết sức cần thiết.
Mục tiêu của dự án là: Áp dụng đồng bộ các quy trình công nghệ và một số giải pháp thị trường để xây dựng mô hình chăn nuôi bò thịt đạt hiệu quả và bền vững; góp phần xoá đói giảm nghèo cho đồng bào tại một số xã đặc biệt khó khăn của 2 huyện Ea Súp và Buôn Đôn tỉnh Đắk Lắk đồng thời thực hiện chủ trương của Tỉnh về phát triển kinh tế – xã hội cho các xã vùng biên giới.
2. Một số kết quả chính của dự án
2.1. Xây dựng mô hình
2.1.1. Quy mô các hộ tham gia xây dựng mô hình chăn nuôi bò thịt
Bảng 1. Quy mô các hộ chăn nuôi bò thịt tham gia mô hình
Chủ hộ |
Ðịa chỉ |
Quy mô đàn bò (con) |
DT cỏ (m2) |
KL thức ăn ủ (kg) |
Ghi chú |
||
Tổng số |
Bò sinh sản |
Bò khác |
|||||
Xã Ia Rvê, huyện Ea Súp, tỉnh Ðắk Lắk |
|||||||
Phùng Ngọc Cường |
Thôn 8 |
40 |
21 |
18 |
1.500 |
1.000 |
* |
Ðỗ Khánh Phong |
Thôn 8 |
6 |
4 |
2 |
1.000 |
500 |
|
Nguyễn Văn Ðức |
Thôn 8 |
5 |
3 |
2 |
1.200 |
400 |
|
Xã Ia Lốp, huyện Ea Súp, tỉnh Ðắk Lắk |
|||||||
Lang Văn Minh |
Thôn Nhạp |
45 |
18 |
26 |
2.500 |
1.200 |
* |
Lương Văn Mến |
Thôn Nhạp |
25 |
9 |
16 |
1.200 |
500 |
|
Hà Văn Tuân |
Thôn Nhạp |
15 |
6 |
9 |
1.000 |
900 |
|
Xã Krông Na, huyện Buôn Ðôn, tỉnh Ðắk Lắk |
|||||||
Nguyễn Thị Nghi |
Buôn Ea Mar |
9 |
5 |
3 |
1.000 |
500 |
* |
Nguyễn Thị Bát |
Buôn Ea Mar |
24 |
10 |
14 |
2.000 |
1.800 |
|
Trịnh Ngọc Nhân |
Buôn Ea Mar |
9 |
6 |
3 |
1.000 |
700 |
|
Xã Ea Wer, huyện Buôn Ðôn, tỉnh Ðắk Lắk |
|||||||
Nguyễn Thị Ngà |
Thôn Hà Bắc |
16 |
8 |
7 |
2.500 |
2.000 |
* |
Hoàng Văn Sưa |
Thôn Ea Ly |
4 |
2 |
2 |
1.000 |
500 |
|
Hoàng Văn Hùng |
Thôn Ea Ly |
7 |
4 |
3 |
1.500 |
800 |
|
Ghi chú: * Hộ nuôi bò đực giống dùng lai tạo với đàn bò nền tại các hộ tham gia mô hình.
Dự án đã xây dựng mô hình chăn nuôi bò thịt với 12 hộ tham gia. Các hộ tham gia xây dựng mô hình đều đáp ứng các tiêu chí đặt ra. Các hộ có quy mô đàn từ 04 đến 45 con bò và mỗi hộ có thấp nhất 02 con và cao nhất 21 con bò cái nền Laisind để lai tạo với bò đực giống từ dự án. Bên cạnh đó diện tích trồng cỏ cao sản để làm thức ăn cho chăn nuôi bò nhỏ nhất 1.000 m2/hộ, ngoài ra mỗi hộ đã xây hố ủ để chế biến bảo quản thức ăn xanh cũng như phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho đàn bò của mình.
2.1.2. Kết quả phối giống
Bò đực giống đựợc đưa vào trong mô hình từ tháng 5 năm 2016 đến nay, kết quả lai tạo của đực giống với đàn cái nền trong mô hình có kết quả được trình bày tại bảng 2.
Bảng 2. Kết quả phối giống của đực giống tại mô hình
TT |
Họ và tên |
Địa chỉ |
Số bê lai (con) |
|
Mang thai |
Đẻ |
|||
1 |
Phùng Ngọc Cường |
Xã Ia R’vê, Huyện Ea Súp |
14 |
12 |
2 |
Đỗ Khánh Phong |
1 |
– |
|
3 |
Nguyễn Văn Đức |
1 |
– |
|
4 |
Lang Văn Minh |
Xã Ia Lốp, Huyện Ea Súp |
2 |
2 |
5 |
Hà Văn Tuân |
1 |
– |
|
6 |
Lương Văn Mến |
1 |
– |
|
7 |
Trịnh Ngọc Nhân |
Xã Krông Na, Huyện Buôn Đôn |
1 |
– |
8 |
Nguyễn Thị Nghi |
2 |
– |
|
9 |
Nguyễn Thị Bát |
2 |
– |
|
10 |
Nguyễn Thị Nga |
Xã Ea Wer, Huyện Buôn Đôn |
8 |
2 |
11 |
Hoàng Văn Sưa |
– |
– |
|
12 |
Hoàng Văn Hùng |
– |
3 |
|
|
Tổng |
|
33 |
19 |
Tính đến tháng 12/2017 có tổng số 52 con bê lai bò cao sản, trong đó có 33 con đang mang thai và 19 con đã đẻ. Số lượng bê lai được mang thai và đẻ chưa cao và chưa đồng đều giữa các xã, các hộ. Nguyên nhân của vấn đề trên là do bò đực giống đưa về hộ chăn nuôi bò muộn so với tiến độ gần một năm và khi đưa đực giống về các hộ thì đàn bò nền hầu hết đã mang thai trước đó. Ngoài ra, việc sử dụng 01 đực giống cho cụm 3 hộ, với việc chăn thả đàn bò của các hộ ở các bãi cách xa nhau nên không có điều kiện thuận lợi cho ghép phối đực giống với bò nền các hộ khác trong cụm. Đây là một trở ngại và khó khăn lớn trong việc lai tạo giống bò của dự án.
Khối lượng bò sơ sinh đạt: 21,1 kg/con; khối lượng 3 tháng tuổi: 64 kg/con. Bê lai có màu lông vàng cánh gián, yếm phát triển, tai to và cụp; ngoại hình thiên về giống Brahman. So với bò Laisind, khối lượng bò lai của dự án lớn hơn đáng kể (bò Laisind có KL lúc sơ sinh và 3 tháng tuổi tương ứng là19,7 kg và 49,8 kg).
2.1.3. Năng suất các giống cỏ
Bảng 3. Năng suất của các giống cỏ trồng tại các mô hình
TT |
Giống cỏ |
Năng suất xanh (tấn/ha/năm) |
Tỉ lệ CK (%) |
Năng suất chất khô (tấn/ha/năm) |
1 |
P. maximum TD58 (Ghi nê) |
225 |
18,2 |
41,0 |
2 |
VA06 |
342 |
19,6 |
67,0 |
Năng suất khảo sát cả năm của các giống cỏ đạt được khá cao, cụ thể đối với giống cỏ Ghi nê đạt 225 tấn/ha và giống cỏ VA06: 342 tấn/ha (chất xanh). Theo đó, năng suất chất khô của Ghi nê đạt 41 tấn/ha/năm và giống cỏ VA06 đạt 67 tấn/ha/năm. Với năng suất này đã khắc phục một phần sự thiếu hụt thức ăn xanh cho đàn bò.
2.1.4. Chế biến thức ăn cho bò
Bảng 4. Kết quả chế biến cỏ và phụ phẩm nông nghiệp tại mô hình
TT |
Loại thức ăn chế biến |
Khối lượng (tấn) |
Chất lượng |
1 |
Cỏ ủ chua |
16 |
Cỏ ủ bảo quản trên 3 tháng, chất lượng tốt bảo đảm làm thức ăn cho bò, cỏ ủ có màu vàng tươi và có mùi thơm chua. |
2 |
Rơm tươi |
3 |
Rơm ủ có màu vàng, có mùi thơm chua. |
3 |
Rơm khô ủ urê |
2 |
Rơm ủ có màu vàng, có mùi thơm chua. |
Thông qua việc chuyển giao kỹ thuật ủ chua và ủ urê, các hộ tham gia xây dựng mô hình đã chế biến và bảo quản được 16 tấn cỏ (cỏ VA06), thức ăn ủ có chất lượng tốt, có mùi thơm đặc trưng của ủ chua là thơm chua và cỏ ủ có màu vàng tươi; đối với phụ phẩm nông nghiệp các hộ đã ủ được 3 tấn rơm tươi ủ chua và 2 tấn rơm ủ urê, rơm ủ có chất lượng tốt.
2.2. Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ bò thịt
– Tổ chức 04 lớp Hội thảo đầu chuồng, đầu bờ, tham quan học tập tại 4 xã có mô hình để giới thiệu kết quả mô hình nhằm nhân rộng vào sản xuất cho 200 người.
– Thành lập 04 Nhóm sở thích chăn nuôi bò tại 4 xã dự án, mỗi Nhóm có 5 – 8 hộ tham gia. Trong đó, thành viên nhóm là các hộ thuộc dự án và một số hộ đang chăn nuôi bò thịt trên địa bàn.
2.3. Hoàn thiện quy trình
Đã hoàn thiện được 03 quy trình:
– Quy trình trồng và sử dụng các giống cỏ chăn nuôi cao sản, gồm: Kỹ thuật trồng, chăm sóc và sử dụng các giống cỏ cỏ VA06, cỏ Panicum maximum TD58 (Ghi nê), cỏ ðậu (Stylo). Hoàn thiện kỹ thuật tưới nước trong mùa khô, bón phân và chế biến cỏ đối với một số giống cỏ.
– Quy trình chế biến cỏ và phụ phẩm nông nghiệp làm thức ãn cho bò, gồm: Xác định các loại thức ãn xanh, phụ phẩm nông nghiệp sẵn có tại địa phương để chế biến thức ãn như rõm lúa, thân cây ngô, ngọn lá mía… Kỹ thuật chế biến các loại nguyên liệu thô xanh, thô khô, đồng thời bảo quản ðể làm thức ăn cho bò trong mùa khô. Hoàn thiện kỹ thuật chế biến, bảo quản đối với các loại thức ăn xanh và phụ phẩm nông nghiệp hiện có tại Ea Súp và Buôn Đôn.
– Quy trình vỗ béo bò thịt: Quy trình này áp dụng đối với bò lai Brahman và bò Vàng địa phương, tuổi của bò vỗ béo là bò 16 – 24 tháng tuổi. Thức ăn sử dụng trong vỗ béo bò là kết hợp cả thức ăn thô xanh (cỏ), thức ăn phụ phẩm nông nghiệp có tại địa phương và thức ăn. Mùa vụ vỗ béo bò là quanh năm.
2.4. Đào tạo, tập huấn kỹ thuật, hội thảo khoa học
– Tổ chức 2 lớp đào tạo kỹ thuật viên cho 2 huyện, mỗi huyện 10 người, trong đó xã Ia Rvê 5 người; Ia Lốp 5 người; Krông Na 5 người và xã Ea Wer 5 người. Sau khi đào tạo, đội ngũ cán bộ, khuyến nông viên ở xã, thôn, buôn đã được nâng cao trình độ chuyên môn về chăn nuôi, thú y; trang bị kỹ năng chuyển giao kỹ thuật, quản lý và nhân rộng mô hình.
– Tổ chức 4 lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò cho 260 người, trong đó: xã Ia Rvê: 70 người; Ia Lốp: 50 người; Krông Na: 70 người và xã Ea Wer: 70 người. Sau khi được tập huấn người chăn nuôi đã hiểu được một số kỹ thuật cơ bản về chăn nuôi bò thịt, kỹ thuật sử dụng phụ phẩm nông nghiệp để vỗ béo bò và có thể ứng dụng vào sản xuất chăn nuôi.
– Tổ chức 2 buổi hội thảo khoa học tại 2 huyện Ea Súp và Buôn Đôn với chủ đề “Giải pháp phát triển mô hình chăn nuôi bò thịt”.