Kết quả đào tạo nông dân vùng dự án VnSAT Đắk Nông 2018

ThS. Nguyễn Thị Thanh Mai

Bộ môn Cây Công nghiệp

     Từ ngày 23 tháng 7 đến ngày 11 tháng 8 năm 2018, Bộ môn Cây Công nghiệp – Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) đã phối hợp với Ban quản lý Dự án VnSAT tỉnh Đắk Nông tổ chức 08 lớp tập huấn cho nông dân tại xã Quảng Sơn và xã Đắk Hà, huyện Đắk G’Long, tỉnh Đắk Nông về thực hành tái canh và sản xuất cà phê bền vững cho các hộ sản xuất cà phê của vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

     Trong khuôn khổ của chương trình, người dân đã được giới thiệu về các giống cây trồng; các biện pháp kỹ thuật canh tác, tái canh cà phê bền vững. Tuy nhiên, đối với người dân vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số đây là những điều còn rất mới mẽ, người dân chưa tiếp cận được với các tiến bộ kỹ thuật mới. Vì vậy việc trao đổi, chia sẽ các thông tin còn rất hạn chế, người dân còn thụ động trong việc học hỏi, tiếp thu các kiến thức mới từ giảng viên. Hầu hết người nông dân ở nơi đây còn nghèo, canh tác cà phê theo kiểu cũ, ít thâm canh, hơn nữa kinh tế của bà con cũng gặp nhiều khó khăn nên không có khả năng đầu tư cho vườn cây. Do đó năng suất cà phê ở đây còn rất thấp, nhiều vườn cà phê chỉ đạt năng suất từ 1,0 – 1,5 tấn nhân/ha trong nhiều năm nhưng vẫn không dám cưa ghép cải tạo hoặc nhổ đi để trồng lại vì không có vốn đầu tư và không có kinh phí cho đời sống, sinh hoạt.

     Qua các buổi tập huấn, người dân rất mong muốn được tiếp cận với các giống cây trồng mới của WASI, được học hỏi nhiều hơn về các tiến bộ kỹ thuật mới từ WASI, từ các chương trình và đặc biệt là mong muốn được hỗ trợ vốn ưu đãi cho bà con để đầu tư tái canh và thâm canh cây cà phê.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA LỚP TẬP HUẤN

Hình 1. Trao chứng chỉ cho bà con nông dân

Hình 2. Tập huấn tái canh cà phê tại Quảng Sơn

 

Hình 3. Thực hành biện pháp cải tạo vườn cây sau tái canh đạt hiệu quả

Hình 4. Tập huấn tái canh cà phê tại Đắk Hà

Hình 5. Thực hành ghép non nối ngọn ở trong phòng

Hình 6. Thực hành về tạo hình cho cà phê