Dương Thị Oanh, Nguyễn Trần Quyện, Nguyễn Quang Ngọc và Csự
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây Hồ tiêu
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây hồ tiêu đã được trồng ở Việt Nam từ rất lâu và đang là một trong những loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Tuy nhiên, công tác nghiên cứu về giống từ trước đến nay chưa nhiều và cơ cấu bộ giống hồ tiêu tại các vùng trồng chính còn nghèo nàn, đơn điệu, phương pháp nhân giống chủ yếu là phương pháp nhân vô tính nên dễ dẫn đến tình trạng giống già cỗi và thoái hóa.
Một số kết quả nghiên cứu đã xác định được mức độ phổ biến của các giống, năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh hại của các giống. Đồng thời xây dựng được vườn tập đoàn và cũng đã xác định được các giống triển vọng phù hợp với các vùng sinh thái khác nhau. Tuy nhiên, những nghiên cứu chuyên sâu về lai tạo giống chưa được chú trọng do đó mức độ phong phú và đa dạng của bộ giống hồ tiêu còn hạn chế.
Để đánh giá sự đa dạng về di truyền của giống hồ tiêu, cần tiến hành thu thập, nhập nội và xây dựng vườn tập đoàn để lưu giữ, bảo tồn nguồn gen quý. Đây là cơ sở cho các nghiên cứu chuyên sâu về chọn tạo giống. Từ nguồn vật liệu phong phú ban đầu sẽ tạo được bộ giống hồ tiêu mang các đặc tính tốt về năng suất, chất lượng, chống chịu sâu bệnh và thích nghi với các vùng sinh thái.
Trong năm 2016 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây hồ tiêu đã tiến hành điều tra, thu thập và xây dựng vườn tập đoàn giống hồ tiêu nhằm mục đích phục vụ nghiên cứu và sản xuất hồ tiêu bền vững.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Điều tra thực trạng sử dụng giống tiêu trong sản xuất
Địa điểm điều tra: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Quảng Trị
Thời gian điều tra: Năm 2016.
2.2. Điều tra thu thập vật liệu giống hồ tiêu
Các vật liệu giống tiêu, vật liệu làm gốc ghép được điều tra, thu thập trong tự nhiên, tại các vùng sản xuất hồ tiêu trên cả nước.
2.3. Xây dựng vườn tập đoàn giống hồ tiêu
Các vật liệu giống thu thập về sau khi được nhân giống và chăm sóc trong nhà lưới thì được mang trồng ra vườn tập đoàn với số lượng 11 trụ/loại vật liệu, trồng tuần tự theo giống.
Theo dõi, đánh giá sinh trưởng, năng suất, chất lượng hạt và khả năng chống chịu sâu bệnh hại.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng sử dụng giống tiêu trong sản xuất
Kết quả điều tra của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây Hồ tiêu năm 2016 cho thấy, bộ giống cây tiêu được trồng ở các vùng gồm các giống Vĩnh Linh, Lộc Ninh, Ấn Độ, Lada Belangtoeng, tiêu Trâu, tiêu Phú Quốc, và một số giống tiêu chưa xác định được tên,… Mức độ phổ biến của các giống rất khác nhau, giống chủ lực hiện nay vẫn là giống Vĩnh Linh chiếm tỷ lệ 95,1% diện tích điều tra; các giống tiếp theo là Lộc Ninh, Ấn Độ, Lada… Một số giống khác tồn tại không nhiều. Trong sản xuất, nông dân tự tìm hiểu và thay đổi giống theo chiều hướng chọn trồng các giống sinh trưởng khỏe, năng suất cao. Do đó, một số giống địa phương lâu đời bị loại bỏ dần mặc dù giống có ưu điểm là chống chịu với sâu bệnh, thích nghi tốt trên một số điều kiện lập địa.
Tại các vùng trồng tiêu hiện nay, giống Vĩnh Linh là phổ biến, được trồng rộng rãi nhất. Giống này có khả năng thích nghi với điều kiện Đông Nam bộ, Tây Nguyên và Quảng Trị, dễ nhân giống, nguồn vật liệu phong phú, cho năng suất cao và chất lượng hạt tốt. Kế đến là giống Lộc Ninh, năng suất khá, cho quả sớm, ổn định. Song giống này không phát triển dây lươn nên việc nhân giống cung cấp cho sản xuất bị hạn chế (chỉ nhân giống bằng dây thân). Giống Lada Belangtoeng tuy cho năng suất, chất lượng không cao như giống tiêu Vĩnh Linh nhưng có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Giống tiêu Ấn Độ (Karimunda) có ưu điểm sinh trưởng khỏe, cho quả sớm, ổn định, chống chịu sâu bệnh khá, năng suất và chất lượng tương đương giống tiêu Vĩnh Linh. Đây chính là bộ giống đang được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây Hồ tiêu ưu tiên thu thập, bình tuyển, chọn lọc cây đầu dòng, xây dựng vườn nhân giống để phát triển trong sản xuất.
Công tác điều tra về giống trong sản xuất gặp nhiều khó khăn vì người trồng tiêu thường không biết rõ nguồn gốc, đặc điểm cơ bản của giống nên gọi theo tên của địa phương hoặc gọi theo đặc điểm sinh trưởng của cây. Do đó, có khi cùng một giống nhưng lại được gọi nhiều tên khác nhau.
Bảng 1. Năng suất một số giống tiêu chủ lực đang được trồng trong sản xuất
Vùng/giống |
Giống Vĩnh Linh |
Giống Lộc Ninh |
||
Kg/trụ |
Tấn/ha |
Kg/trụ |
Tấn/ha |
|
Tây Nguyên |
3,90 |
5,42 |
2,6 |
4,16 |
Đông Nam Bộ |
2,40 |
2,99 |
1,4 |
2,50 |
Quảng Trị |
0,97 |
1,30 |
– |
– |
Nguồn. Tổng hợp số liệu điều tra, 2016
Năng suất tiêu đen phụ thuộc vào tuổi cây, mật độ trồng, loại trụ, chế độ canh tác,…Để so sánh năng suất giữa các giống, số liệu điều tra trên các vườn tiêu kinh doanh từ 5 – 10 năm tuổi ở các vùng cho thấy: Giống Vĩnh Linh có năng suất biến động từ 0,97 – 3,9 kg/trụ và từ 1,30 – 5,42 tấn/ha; cao hơn so với giống tiêu Lộc Ninh đạt 1,4 – 2,6 kg/trụ và 2,50 – 4,16 tấn/ha.
Nhìn chung, các giống tiêu trồng ở vùng Tây Nguyên đạt năng suất cao hơn so với trồng ở vùng Đông Nam Bộ và Quảng Trị.
3.2. Thu thập vật liệu giống tiêu
* Vật liệu giống
Bảng 2. Các vật liệu giống thu thập năm 2016
TT |
Tên giống |
Số lượng (ký hiệu giống) |
Địa điểm thu thập |
1 |
Ấn Độ |
7 |
Đắc Lắc, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Gia Lai |
2 |
Lada |
2 |
Đắc Lắc, Bà Rịa – Vũng Tàu |
3 |
Lộc Ninh |
2 |
Đắc Lắc, Gia Lai |
4 |
Phú Quốc |
1 |
Đắc Lắc |
5 |
Sẽ địa phương |
3 |
Đắc Lắc, Gia Lai, Đắc Nông |
6 |
Tiên Sơn |
1 |
Đắc Lắc |
7 |
Tiêu Bầu Mây (tên địa phương) |
1 |
Bà Rịa – Vũng Tàu |
8 |
Tiêu chưa xác định tên |
2 |
Đồng Nai |
9 |
Tiêu Lốt |
1 |
Bà Rịa – Vũng Tàu |
10 |
Tiêu Mã Lai |
1 |
Đắc Lắc |
11 |
Tiêu Trâu |
4 |
Đắc Lắc, Gia Lai, Đắc Nông |
12 |
Tiêu xanh (tên địa phương) |
2 |
Đắc Lắc, Đồng Nai |
13 |
Vĩnh Linh |
9 |
Đắc Lắc, Gia Lai, Lâm Đồng, Quảng Trị |
|
Tổng |
36 |
|
Các vật liệu giống được thu thập dựa trên các tiêu chí về đặc điểm hình thái thân, cành, năng suất, chống chịu sâu bệnh hại,…Mỗi loại vật liệu thu thập có nét đặc trưng riêng cho từng địa phương và những cá thể cá biệt về sinh trưởng, năng suất, chống chịu sâu bệnh hại được trồng vào vườn tập đoàn, theo dõi đánh giá cụ thể.
Năm 2016, Trung tâm Hồ tiêu đã thu thập được 36 ký hiệu giống từ các vùng trồng hồ tiêu chính của cả nước. Ngoài các giống đã được trồng phổ biến trong sản xuất từ trước tới nay như giống Vĩnh Linh, Ấn Độ, Lộc Ninh, … còn có các giống tiêu được gọi theo tên địa phương, như ở Bà Rịa – Vũng Tàu là giống Bầu Mây: cây sinh trưởng khỏe, cho năng suất cao và đang được nhân trồng trong sản xuất. Ngoài ra, còn có giống tiêu nông dân gọi theo đặc điểm sinh trưởng của cây là giống tiêu xanh: cây xanh tốt quanh năm, chống chịu tốt với sâu bệnh hại và cho năng suất tương đối cao.
Cùng với việc thu thập vật liệu giống, đề tài tiến hành quan trắc một số chỉ tiêu về thân, cành, hoa, quả,… của các giống tiêu trồng ở các vùng để làm cơ sở cho việc so sánh đối chiếu với các chỉ tiêu của giống khi trồng ở vườn tập đoàn. Một số chỉ tiêu theo dõi như sau:
Đặc điểm hình thái lá của các giống tiêu: Việc nhận dạng các giống tiêu chủ yếu tập trung vào việc mô tả hình thái lá (Màu sắc, hình dạng, mép lá).
Khảo sát về hình thái lá thì một số giống tiêu trồng có một số nét cơ bản khác nhau. Màu sắc của các giống chủ yếu là màu đỏ nhạt và xanh vàng. Hình dạng lá chủ yếu là Ovan và elip, dạng mép lá là đều phẳng hoặc hơi gợn sóng (bảng 3). Tuy nhiên, để có cơ sở phân biệt rõ ràng, giúp cho người sản xuất có thể tiếp cận sử dụng đúng nguồn gốc cây giống, cần tiếp tục đánh giá thêm một số chỉ tiêu khác về bản chất di truyền và mang đặc trưng của giống.
Bảng 3. Một số đặc điểm về hình thái của các giống tiêu thu thập
Tên giống |
Màu sắc chồi |
Hình dạng lá |
Mép lá |
Dạng lá phía cuống |
Ấn Độ |
Đỏ nhạt |
Ovan – elip |
Gợn sóng |
Tròn |
Bầu Mây |
Vàng hơi xanh |
Elip – mũi mác |
Đều phẳng |
Trái tim |
Chưa xác định tên |
Tím nhạt |
Trứng – elip |
Gợn sóng |
Trái tim |
Lada |
Xanh vàng |
Ovan – elip |
Đều phẳng |
Trái tim |
Lộc Ninh |
Xanh vàng |
Elip – mũi mác |
Đều phẳng |
Tròn |
Mã Lai |
Vàng hơi xanh |
Dạng trứng – mũi mác |
Đều phẳng |
Nhọn |
Phú Quốc |
Tím đậm |
Dạng trứng – mũi mác |
Đều phẳng |
Tròn |
Sẻ Địa Phương |
Đỏ nhạt |
Elip – mũi mác |
Đều phẳng |
Tròn |
Tiên Sơn |
Xanh vàng |
Ovan – mũi mác |
Hơi gợn sóng |
Trái tim |
Tiêu Trâu |
Đỏ nhạt |
Ovan – elip |
Đều phẳng |
Trái tim |
Tiêu Xanh |
Tím nhạt |
Dạng trứng – mũi mác |
Đều phẳng |
Nhọn |
Vĩnh Linh |
Đỏ nhạt |
Ovan – elip |
Đều phẳng |
Thuôn nhọn |
Đặc điểm gié, quả của một số giống tiêu: Màu sắc hoa của một số giống tiêu chủ yếu là màu vàng nhạt hơi xanh và đỏ nhạt, màu sắc quả khi chín có màu đỏ, chiều dài gié trung bình từ 6,75 – 12,96 cm. Trong đó, có 3 giống tiêu mới thu thập được trong sản xuất là giống Tiêu Xanh đạt chiều dài gié 12,96 cm; một giống tiêu khác chưa xác định được tên có chiều dài gié đạt 12,7 cm và giống tiêu Bầu Mây đạt 10,5 cm. Số quả/gié của các giống tiêu thu thập biến động từ 35,1 – 83 quả/gié và 3 giống Tiêu Xanh (83 quả/gié), giống tiêu Bầu Mây (70,2 quả/gié), giống tiêu chưa xác định được tên (66,6 quả/gié) có số quả/gié cao hơn so với các giống khác. Diện tích trồng 3 giống tiêu này còn ít. Tuy nhiên, nông dân đánh giá cao về đặc tính cho năng suất và chống chịu sâu bệnh của các giống này.
Bảng 4. Một số đặc tính gié, quả của các giống tiêu thu thập
Tên giống |
Màu sắc hoa |
Màu sắc quả khi chín |
Dài gié (cm) |
BQ quả/gié |
Ấn Độ |
Vàng nhạt-hơi xanh |
Đỏ |
7,59 |
39,40 |
Bầu Mây |
Vàng hơi xanh |
Đỏ |
10,50 |
70,20 |
Chưa xác định tên |
Vàng hơi xanh |
Đỏ |
12,70 |
66,60 |
Lada |
Vàng nhạt |
Đỏ |
6,75 |
35,10 |
Lộc Ninh |
Vàng hơi xanh |
Đỏ |
9,46 |
38,70 |
Phú Quốc |
Hồng nhạt |
Đỏ |
7,50 |
45,00 |
Sẻ Địa Phương |
Đỏ nhạt |
Đỏ |
9,73 |
41,10 |
Tiên Sơn |
Tím nhạt |
Đỏ |
8,82 |
37,80 |
Tiêu Trâu |
Đỏ nhạt |
Đỏ |
9,88 |
39,65 |
Tiêu Xanh |
Vàng xanh |
Đỏ |
12,96 |
83,00 |
Vĩnh Linh |
Vàng nhạt |
Đỏ |
7,45 |
52,40 |
* Vật liệu gốc ghép
Trong năm 2016, đã thu thập được 05 loại vật liệu làm gốc ghép: Tiêu rừng Di Linh; Tiêu rừng Kbang; Trầu lá nhỏ; Trầu lá lớn; Tiêu rừng Nam Mỹ. Đây là một số loại vật liệu làm gốc ghép có khả năng tiếp hợp với hom tiêu khá tốt. Tuy nhiên, cần có các nghiên cứu sâu hơn để đánh giá mức độ thành công của các tổ hợp ghép này.
3.3. Xây dựng vườn tập đoàn
Xây dựng vườn tập đoàn các giống tiêu đang được trồng trong sản xuất và các giống tiêu dại, các vật liệu có thể làm gốc ghép nhằm lưu giữ và bảo quản nguồn gen đã được thực hiện. Trong năm 2016, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây Hồ tiêu đã trồng được 10 vật liệu giống tiêu, mỗi loại vật liệu trồng 11 trụ tuần tự theo giống. (Các vật liệu còn lại đang được nhân giống và theo dõi trong nhà lưới của Trung tâm) Các vật liệu được ươm bằng hom lươn, có 3….. thu thập bằng hạt nên trồng bằng cây thực sinh là Lada (TS), Ấn Độ (TS), Vĩnh Linh (TS). Kết quả cụ thể như sau:
Bảng 5. Đặc điểm sinh trưởng của một số ký hiệu giống trồng ở vườn tập đoàn
TT
|
Vật liệu giống |
Chiều cao (cm) |
Đường kính gốc (mm) |
Số đốt |
|||
Sau 5 tháng |
TĐTT (cm/tháng) |
Sau 5 tháng |
TĐTT (mm/tháng) |
Sau 5 tháng |
TĐTT (đốt/tháng) |
||
1 |
Ấn Độ |
56,73 |
1,92 |
3,17 |
0,07 |
13,00 |
0,77 |
2 |
Lada |
41,00 |
1,50 |
3,79 |
0,05 |
10,45 |
0,59 |
3 |
Lada (TS) |
30,50 |
0,95 |
3,46 |
0,04 |
7,67 |
0,48 |
4 |
Tiên Sơn |
76,64 |
7,18 |
3,26 |
0,10 |
15,64 |
1,07 |
5 |
Lộc Ninh |
70,30 |
5,01 |
3,95 |
0,06 |
13,40 |
0,85 |
6 |
Ấn Độ (TS) |
60,40 |
4,64 |
3,02 |
0,05 |
12,00 |
0,70 |
7 |
Mã Lai |
40,50 |
1,63 |
3,84 |
0,07 |
9,00 |
0,50 |
8 |
Tiêu trâu |
42,75 |
2,45 |
3,63 |
0,06 |
8,50 |
0,54 |
9 |
Vĩnh Linh |
31,90 |
1,48 |
3,40 |
0,05 |
12,00 |
0,45 |
10 |
Vĩnh Linh (TS) |
57,70 |
3,44 |
3,44 |
0,05 |
10,60 |
0,66 |
Ghi chú: + TĐTT: tốc độ tăng trưởng; TS: thực sinh
+ Đường kính gốc: đo tại đốt thứ 2 gần mặt đất
+ Chiều cao, số đốt: Chọn đo, đếm trên dây dài nhất trên mỗi trụ.
Sau khi trồng 5 tháng, chiều cao cây của các vật liệu giống đạt 30,5 – 76,64 cm, tương ứng với tốc độ tăng trưởng chiều cao đạt 0,95 – 7,18 cm/tháng. Đường kính gốc đạt 3,02 – 3,95 mm, tốc độ tăng trưởng về đường kính của các giống thấp, không đáng kể. Số đốt trên thân đạt 7,67 – 15,64 đốt, tốc độ tăng trưởng về số đốt đạt 0,45 –1,07 đốt/tháng. Nhìn chung, vật liệu giống tiêu Tiên Sơn sinh trưởng tốt nhất, tiếp đến là vật liệu giống Lộc Ninh, Ấn Độ (TS), Vĩnh Linh (TS). Các loại vật liệu giống tiêu khác sinh trưởng bình thường.
IV. NHẬN XÉT
Bộ giống hồ tiêu được trồng ở các vùng gồm các giống Vĩnh Linh, Lộc Ninh, Ấn Độ, Lada Belangtoeng, tiêu Trâu, tiêu Phú Quốc, và một số giống tiêu chưa xác định được tên. Giống chủ lực là tiêu Vĩnh Linh, chiếm 95,1% diện tích điều tra. Đã thu thập được 36 vật liệu giống từ các vùng trồng tiêu của Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Quảng Trị.
Đã trồng được 10 loại vật liệu giống tuần tự theo giống, số lượng 10 trụ/vật liệu. Sau 5 tháng trồng các loại vật liệu sinh trưởng bình thường, tỷ lệ sống đạt 100%.
Đã thu thập và đưa vào thử nghiệm 5 vật liệu giống làm gốc ghép: Tiêu rừng Di Linh; Tiêu rừng Kbang; Trầu lá nhỏ; Trầu lá lớn; Tiêu rừng Nam Mỹ.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH
Hình 1. Thu thập giống tiêu |
Hình 3. Lưu trữ và nhân vật liệu giống |
Hình 2. Mô tả giống tiêu |
Hình 4. Vườn tập đoàn giống tiêu |