ThS. Dương Thị Oanh; ThS. Nguyễn Quang Ngọc
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây Hồ tiêu (PRDC)
Hồ tiêu là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, đem lại nhiều lợi nhuận cho người trồng trọt. Vì vậy, diện tích hồ tiêu trong giai đoạn 2010 – 2017 tăng rất nhanh, từ 51,5 ngàn ha (năm 2010) lên đến 152.668 ha (2017), năng suất và sản lượng cũng tăng cao. Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu năm 2017 đạt 1.117 triệu USD đưa Việt Nam trở thành quốc gia hàng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu. Đến nay hồ tiêu Việt Nam đã được xuất khẩu đến 109 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tuy nhiên, thực trạng sản xuất hồ tiêu vẫn còn nhiều tồn tại. Diện tích tăng nhanh, phá vỡ quy hoạch có thể dẫn đến cung vượt cầu trên thị trường thế giới, ảnh hưởng bất lợi đến giá hồ tiêu và hiệu quả sản xuất hồ tiêu. Sản xuất hồ tiêu thiếu bền vững, nông dân đầu tư thâm canh cao độ, sử dụng phân bón mất cân đối, thuốc BVTV, … Chính vì vậy, dịch bệnh trên cây tiêu ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt là bệnh chết nhanh, chết chậm diễn ra phổ biến, mức độ ngày càng nặng, gây thiệt hại cho người trồng tiêu.
1. Diện tích và năng suất hồ tiêu
Bảng 1. Diện tích và năng suất hồ tiêu của một số tỉnh Tây Nguyên
Tỉnh |
Diện tích 2017 (ha)* |
Năng suất 2017* |
Diện tích đến 2018 (ha)** |
Năng suất dự kiến 2018-2019 (tạ/ha) ** |
Gia Lai |
16.169 |
40,4 |
16.278 |
37,0 |
Đắk Lắk |
42.563 |
29,7 |
38.616 |
32,1 |
Đắk Nông |
33.245 |
23,5 |
34.113 |
22,4 |
Tổng |
91.977 |
31,2 |
89.007 |
30,5 |
Nguồn: * Cục Trồng trọt, 01/2018
** Báo cáo kết quả kiểm tra tình hình sản xuất hồ tiêu trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, 03/2019.
Đến hết năm 2018, tổng diện tích hồ tiêu của 3 tỉnh là 89.007 ha, giảm thấp hơn năm 2017. Tuy nhiên, chỉ có tỉnh Đắk Lắk diện tích giảm xuống còn Gia Lai và Đắk Nông tăng so với 2017.
Năng suất hồ tiêu Tây Nguyên được đánh giá là cao nhất cả nước, dự kiến vụ 2018-2019 đạt 30,5 tạ/ha thấp hơn so với năm 2017 (31,2 tạ/ha). Tuy nhiên, trước thực trạng tiêu chết hàng loạt như hiện nay sẽ ảnh hưởng đến sản lượng hồ tiêu Tây Nguyên.
2. Giống hồ tiêu:
Giống hồ tiêu chủ lực của vùng Tây Nguyên là tiêu Vĩnh Linh, chiếm 97,2% số hộ điều tra do giống Vĩnh Linh là vì khả năng sinh trưởng khỏe, năng suất cao và thích nghi rộng với điều kiện khí hậu của nhiều vùng sinh thái. Các giống khác chiếm tỷ lệ thấp, từ 1,3 – 1,5% số hộ. Nhân giống vô tính bằng hom tiêu thân chiếm 88,8% số hộ; nhân bằng hom tiêu lươn chỉ chiếm 11,2% số hộ điều tra.
Khó khăn lớn nhất đối với sản xuất hiện nay là chưa có bộ giống hồ tiêu kháng với bệnh chết nhanh, chết chậm. Ngoài ra, nông dân thường sử dụng nguồn giống không có nguồn gốc rõ ràng nên việc lây nhiễm dịch bệnh nhất là virus là điều khó tránh khỏi.
Với cơ cấu bộ giống nghèo nàn, nhân giống vô tính qua thời gian dài mà không quan tâm phục tráng thì năng suất, chất lượng sẽ giảm thấp và rủi ro do thiên tai hay dịch bệnh sẽ tăng cao.
3. Trụ tiêu/choái:
Kết quả điều tra cho thấy, nông dân đã thay đổi nhận thức sử dụng trụ tiêu, số hộ sử dụng cây trụ sống và trụ hỗn hợp (trụ sống xen trụ chết) đã tăng lên đáng kể so với kết quả điều tra ở những thời điểm trước đây. Hiện tại có 46,4% số hộ trồng tiêu trên trụ sống và 17,3% số hộ trồng tiêu trên trụ hỗn hợp. Còn lại 36,4% số hộ trồng trên trụ chết.
4. Kỹ thuật canh tác:
* Sử dụng phân bón cho hồ tiêu:
Phân hữu cơ được sử dụng dưới dạng phân chuồng (93,1% số hộ, số lượng 16,7 m3/ha) và phân vi sinh (47,8% số hộ, số lượng 1,9 tấn/ha). Nông hộ sử dụng riêng lẻ từng loại hoặc kết hợp cả hai.
Bảng 2. Tình hình sử dụng phân bón cho hồ tiêu
Loại phân |
Đơn vị tính |
% số hộ sử dụng phân bón |
Số lượng |
|||
Trụ sống |
Trụ chết |
Trung bình |
|
|||
Phân chuồng |
m3/ha (quy tấn/ha) |
93,1 |
21,4 |
11,9 |
16,7 |
|
Phân vi sinh |
Tấn/ha |
47,8 |
2,3 |
1,4 |
1,9 |
|
Đạm (N) |
Kg nguyên chất/ha |
92,8 |
231,4 |
196,7 |
214,1 |
|
Lân (P2O5) |
Kg nguyên chất/ha |
93,7 |
272,3 |
216,8 |
244,6 |
|
Kali (K2O) |
Kg nguyên chất/ha |
92,8 |
180,9 |
110,5 |
145,7 |
|
Số hộ sử dụng phân hóa học biến động từ 92,8 – 93,7% những hộ còn lại không bón phân vì một số lý do như vườn tiêu chết nhiều nên không bón hoặc giá cả xuống thấp thiếu vốn đầu tư. Lượng phân bón trung bình (kg nguyên chất/ha) là: 214,1 kg N : 244,6 kg P2O5 : 145,7 kg K2O. Lượng phân bón giảm thấp hơn rất nhiều so với các kết quả điều tra trước đây. Tuy nhiên, tỷ lệ phân bón giữa các loại phân bón chưa cân đối so với khuyến cáo của Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc hồ tiêu của Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành năm 2015 (250 – 300 kg N: 150 – 200 kg P2O5: 150 – 250 kg K2O/ha).
* Bón vôi:
Ngoài việc bón các loại phân bón, có 47,5% số hộ sử dụng vôi với số lượng là 923,6 kg/ha đối với vườn kinh doanh. Theo quy trình kỹ thuật thì lượng vôi bón cho vườn tiêu là 500 kg/ha. Như vậy lượng vôi mà nông dân sử dụng cao hơn so với khuyến cáo, nguyên nhân do đất chua nên nông dân tăng lượng vôi bón để vừa cung cấp dinh dưỡng can xi cho tiêu vừa .cải tạo pH của đất.
* Tưới nước cho hồ tiêu:
Kết quả điều tra ở các tỉnh cho thấy, nông hộ thường tưới với lượng nước từ 80 – 100 lít/trụ/lần. Số lần tưới từ 5 – 8 đợt tùy theo điều kiện thời tiết của từng năm, có thể ít hoặc nhiều đợt tưới hơn. Riêng ở Đăk Nông chỉ từ 1 – 2 đợt/năm. Phần lớn các hộ điều tra đủ nước tưới cho hồ tiêu, chỉ có khoảng 2,6% số hộ trồng tiêu ở những vùng xa suối, đồi cao dốc bị thiếu nước tưới trong mùa khô. Phương pháp tưới gốc (tưới dí) truyền thống chiếm 97,4% số hộ, tưới nhỏ giọt chỉ chiếm 2,6% số hộ.
* Một số biện pháp kỹ thuật khác
Bảng 3. Kỹ thuật canh tác trên vườn tiêu của nông hộ (% số hộ điều tra)
Địa điểm |
Làm bồn |
Vun gốc |
Xẻ rãnh |
Tủ gốc mùa nắng |
Cây che bóng |
Cây đai rừng |
Đắk Nông |
32,5 |
22,5 |
0,0 |
17,5 |
7,5 |
0,0 |
Đắk Lắk |
100,0 |
95,6 |
64,4 |
13,3 |
100,0 |
2,2 |
Gia Lai |
64,9 |
18,9 |
16,2 |
18,9 |
24,3 |
2,7 |
Trung bình |
65,8 |
45,7 |
26,9 |
16,6 |
43,9 |
1,6 |
Tỷ lệ hộ thực hiênk biện pháp làm bồn cho vườn hồ tiêu là 65,8%; Vun gốc 45,7% và trồng cây che bóng 43,9%. Những biện pháp kỹ thuật khác như xẻ rãnh thoát nước, tủ gốc mùa nắng, cây đai rừng,.. rất ít hộ quan tâm. Điều này cho thấy, đa số nông dân chưa áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật cho vườn cây. Đây cũng là một trong những yếu tố hạn chế đến sinh trưởng và năng suất cũng như tính bền vững của vườn cây.
5. Tình hình sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ
Bảng 4. Tình hình tiêu chết tại các tỉnh Tây Nguyên đến tháng 12/2018
TT |
Tỉnh |
Diện tích tiêu chết 2018 (ha) |
Tỷ lệ chết (%) |
1 |
Gia Lai |
5.547,32 |
34,08 |
2 |
Đắk Lắk |
2.774,21 |
7,18 |
3 |
Đắk Nông |
1.827,70 |
5,36 |
|
Tổng |
10.149,23 |
11,40 |
Nguồn. Báo cáo kết quả kiểm tra tình hình sản xuất hồ tiêu trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên và giải pháp khắc phục, tháng 03/2019.
Kết quả ở bảng 4 cho thấy, đến hết năm 2018, tổng diện tích tiêu chết của 3 tỉnh Tây Nguyên là 10.149,23 ha, chiếm 11,4% diện tích hồ tiêu. Trong đó, Gia Lai là tỉnh có diện tích tiêu chết cao nhất là 5.547,32 ha, chiếm 34,08% diện tích hồ tiêu của cả tỉnh.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp & PTNT các tỉnh, nguyên nhân diện tích cây tiêu chết tăng là do trong năm 2018 mưa kéo dài liên tục nhiều tháng gây ngập úng gây thối rễ hồ tiêu; Do nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm và do giá hồ tiêu giảm nên nông dân không chú trọng đầu tư, quản lý vườn cây.
Nông dân sử dụng rất nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật cho vườn tiêu nhưng tình trạng cây chết vẫn tiếp diễn gây thiệt hại nặng cho người sản xuất và nguy cơ an toàn vệ sinh thực phẩm trong hạt tiêu tăng cao. Số hộ quan tâm đến dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản còn thấp chỉ chiếm 33,6% số hộ. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng hạt tiêu của Việt Nam.
Hình 2. Tiêu chết tại Tây Nguyên
Đánh giá chung:
Thực trạng sản xuất hồ tiêu tại Tây Nguyên vẫn còn nhiều tồn tại như diện tích vượt quá quy hoạch sẽ dẫn đến tình trạng bùng phát dịch bệnh, giá cả biến động theo chiều hướng bất lợi do ảnh hưởng của cán cân cung cầu; Cơ cấu bộ giống nghèo nàn, trên 90% diện tích trồng giống Vĩnh Linh; Sản xuất hồ tiêu thiếu bền vững, chưa áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật,…
Bệnh chết nhanh, chết chậm làm chết hàng loạt diện tích tiêu, gây thiệt hại lớn cho người sản xuất. Nông dân đã sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật nhưng không khống chế được bệnh hại và nguy cơ tồn dư thuốc BVTV trong sản phẩm vượt ngưỡng cho phép, ảnh hưởng đến chất lượng của hạt hồ tiêu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2018. Thúc đẩy phát triển sản xuất hồ tiêu bền vững. Báo cáo hội nghị. TP. HCM tháng 01/2018.
2. Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2018. Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch hồ tiêu. Tháng 3/2015.
3.Cục BVTV, 2019. Báo cáo kết quả kiểm tra tình hình sản xuất hồ tiêu trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên và giải pháp khắc phục. Tháng 03/2019.