Đánh giá hiệu quả sử dụng giống cà phê vối tại các vùng sinh thái khác nhau ở Tây Nguyên

TS. Trương Hồng, CN. Thúy Hằng

1. Đặt vấn đề

Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới với diện tích đạt khoảng 650.000 ha, sản lượng cả nước niên vụ 2014-2015 đạt 1,44 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu khoảng 2,56 tỷ USD (Bộ Nông nghiệp &PTNT, 2015).Tuy nhiên,hiện có khoảng trên 86.000 hacà phê già cỗi,chiếm trên 17% tổng diện tích cà phê cho năng suất thấp làm sản lượng ngày càng sụt giảm(Cục Trồng trọt, 2014). Dự kiến 10 năm tới, có khoảng 140.000-160.000 ha cà phê cần được thay thế bằng các giống mới năng suất cao, phẩm chất tốt, phù hợp với tình hình sản xuất.Các giống cà phê vối do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên lai tạo, chọn lọc và tuyển chọn như TR4, TR5, TR6, TR7, TR8, TR9, TR11, TR13, TRS1 đều có ưu điểm vượt trội, năng suất cao, từ 4-7 tấn/ha; chất lượng tốt, khối lượng hạt cao hơn các giống đại trà từ 20-70 %; khả năng kháng cao đối với bệnh rỉ sắt; tỷ lệ hạt loại I đạt từ 70-95 %. Tuy nhiên nhiều bà con nông dân sản xuất cà phê vẫn chưa tiếp cậnđược với những giống này do thiếu hụt nguồn thông tin, chưa có phương pháp cung ứng, phân phối và quản lý giống hiệu quả. Do đó, để góp phần trong công tác quản lý cũng như chuyển giao các gói tiến bộ kỹ thuật liên quan đến giống và bộ giống cà phê theo từng địa phương, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển bền vững cho ngành cà phê ởTây Nguyên thì việc đánh giá hiệu quả sử dụng các giống cà phê là hết sức cần thiết.

2. Nội dung và phương pháp thực hiện

2.1. Nội dung thực hiện

* Đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng giống cà phê ở Tây Nguyên

Điều tra hiện trạng sử dụng giống tại các tỉnh: Điều tra, thu thập thông tin thứ cấp từ các huyện, thành phố, thị xã của các tỉnh trồng cà phê ở Tây Nguyên: Đăk Lăk (13 phiếu), Đăk Nông (8 phiếu), Lâm Đồng (5 phiếu), Gia Lai (10 phiếu), Kon Tum (6 phiếu).

Các thông tin thu thập đánh giá: Tổng diện tích trồng cà phê, năng suất, sản lượng; hiện trạng về giống cà phê (tỷ lệ sử dụng giống địa phương, các giống ghép (TR4, TR9…), giống TRS1, các giống TN).

2.2. Phương pháp thực hiện

– Điều tra phỏng vấn cán bộ khuyến nông, cán bộ quản lý và thu thập các tài liệu thứ cấp liên quan đến sản xuất cà phê ở các địa phương.

– Thu thập thông tin thứ cấp từ những tài liệu đã công bố như tạp chí, sách thống kê, báo chuyên ngành và mạng internet.

– Áp dụng phương pháp đánh giá có sự tham gia (PRA).

– Áp dụng phương pháp kế thừa.

* Các bước trong xử lý thông tin: Kiểm tra số liệu điều tra thu thậpÞSố hóa dữ liệuÞXử lý sốliệu theo phương pháp thống kê mô tả.

3. Kết quả thực hiện

3.1. Quy mô diện tích, năng suất, sản lượng (niên vụ 2014- 2015)

Bảng 1. Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê các tỉnh Tây Nguyên(niên vụ 2014 – 2015)

Chỉ tiêu

ĐVT

Đăk Lăk

Đăk Nông

Lâm Đồng

Gia Lai

Kon Tum

Toàn Vùng

Tổng diện tích

ha

204.390

118,469

157.307

79.122

14.113

573.401

So với năm trước

%

100,41

100,95

101,38

101,10

105,47

101,04

Chiếm tỷ lệ toàn vùng

%

35,65

20,66

27,43

13,80

2,46

100,00

Trong đó: KTCB

ha

11.392

12.949

11.544

2.599

2.417

40.901

             Kinh doanh

ha

192.998

105.520

145.762

76.523

11.696

532.499

Năng suất

tấn/ha

2,35

2,26

2,69

2,57

2,72

2,47

So với năm trước

%

96,64

106,64

102,41

104,28

100,81

101,20

Sản lượng

tấn

453.441

238.897

392.189

196.900

31.831

1.313.258

So với năm trước

%

98,06

108,40

103,43

105,05

106,01

102,64

Nguồn: Hội nghị phát triển cà phê bền vững 3/2015.

Diện tích cà phêtoàn vùng thống kê đầu năm 2015 là 573.401 ha, tăng gần 6.000 ha so với năm 2013, chiếm 87,81 % diện tích cà phê của cả nước; trong đó, diện tích cà phê kinh doanh đạt 532.499 ha, chiếm 92,87 % tổng diện tích cà phê toàn vùng và năng suất đạt 2,47 tấn/ha, sản lượng đạt 1.313.258 tấn (tăng 33.792 tấn so với niên vụ 2013-2014).

Ở Tây Nguyên, Đăk Lăk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất với 204.390 ha vàđạt sản lượng cao nhất khoảng 453.441 tấn. Kon Tum có diện tích thấp nhất với 14.113 ha, chosản lượng 31.831 tấn. Tuy nhiên, khi so sánh năng suất, sản lượng cà phê niên vụ này với niên vụ trước thì tại Đăk Lăknăng suất giảm 3,36 % và sản lượng giảm 1,94%. Các tỉnh còn lại đều cho năng suất và sản lượng cao hơn so với niên vụ trước.

3.2. Hiện trạng sử dụng giốngcà phê vối tại Tây Nguyên

Bảng2. Hiện trạng sử dụng giống cà phê vối tại Tây Nguyên

Giống

Tỷ lệ (%)

Đại trà

86,41

Giống ghép*

2,27

TRS 1

11,32

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2015

* Giống ghép là các giống được ghép từ bô giống TR (TR4, TR5, TR6, TR7, TR8, TR9, TR11, TR13);

Kết quả điều tra (Bảng 2, 3) cho thấy các tỉnh Tây Nguyên đa số sử dụng cà phê vối giốngđại trà chiếm tỷ lệ trung bình 86,41 %, trong đó cao nhất tại Đăk Nông 92,25 % và thấp nhất tại Đăk Lăk 80 %. Giống cà phê vối lai TRS1 được sử dụng thấp hơn với tỷ lệ 11,32% và tập trung chủ yếu tại Đăk Lăk (18,00 %). Các giống trồng được ghép từ TR4, TR5,… cho năng suất cao và thu hoạch sớm hơn nhưng chiếm tỷ lệ rất thấp khoảng 2,27 %, trong đó tập trung tại Lâm Đồng (chiếm khoảng 7,92 %).

Bảng 3. Phân bố diện tích trồng các giống cà phê vối ở các tỉnh vùng Tây Nguyên

Địa điểm

Giống

Tỷ lệ (%)

Phân bố

Đăk Lăk

Đại trà

80,00

Tập trung tại các huyện Krông Buk, Cư M’Gar, Krông Năng, EaHleo, Krông Păk, TP. BMT

Giống ghép*

2,00

EaHleo, Cư M’Gar, Krông Buk, EaKar, Krông Păk, Krông Bông, TP. BMT, Buôn Đôn, Krông Năng.

TRS 1

18,00

EaKar, EaHleo, Krông Bông, Buôn Đôn, Krông Păk, TP. BMT, Cư M’Gar, Krông Buk, Krông Ana. 

Đăk Nông

Đại trà

92,25

Cư Jút, Đăk Rlấp, TX.Gia Nghĩa, Krông Nô, Đăk Min, ĐăkGlong, Đăk Song, Tuy Đức.

Giống ghép

0,93

Đăk Rlấp, Đăk Song, Đăk Min, TX.Gia Nghĩa.

TRS 1

6,82

Cư Jút, Đăk Rlấp, TX.Gia Nghĩa, Krông Nô, Đăk Min, ĐăkGlong, Đăk Song, Tuy Đức.

Lâm Đồng

Đại trà

85,83

Di Linh, Bảo Lâm, Bảo Lộc, Lâm Hà, Đức Trọng.

Giống ghép

7,92

Lâm Hà, Bảo Lộc, Di Linh.

TRS 1

6,25

Di Linh, Bảo Lâm, Bảo Lộc, Lâm Hà.

Gia Lai

Đại trà

88,90

 Ia Grai, ChưPrông, Tp. Plei Ku, Đức Cơ, ChưPưh, Đăk Đoa, ChưPăh, Kbang, MangYang, Chư Sê.

Giống ghép

0,46

ChưPrông,  ChưPưh, Đăk Đoa, ChưPăh,

TRS 1

10,64

 Ia Grai, ChưPrông, Tp. Plei Ku, Đức Cơ, ChưPưh, Kbang, MangYang, Chư Sê.

Kon Tum

Đại trà

85,50

Tp.Kon Tum, Sa Thầy, Đăk Hà, Đăk Tô, Kon Rẫy, Ngọc Hồi.

Giống ghép

0,06

Đăk Hà, Sa Thầy, Đăk Tô.

TRS 1

14,44

Sa Thầy, Đăk Hà, Đăk Tô, Kon Rẫy, Tp.Kon Tum, Ngọc Hồi.

Nguồn: Số liệu điều tra 2015;

*Giống ghép là các giống được ghép từ b giống TR (TR4, TR5, TR6, TR7, TR8, TR9, TR11, TR13).

3.3. Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng giống cà phê vối mới

Bảng4. Năng suất cà phê khi sử dụng giống TRS1

Địa phương

Năng suất theo giống (tấn/ha)

Năng suất tăng so với giống đại trà

Đại trà

GiốngTRS1

NS tăng (tấn/ha)

Tỷ lệ (%)

Đăk Lăk

3,14

4,01

0,87

27,71

Đăk Nông

2,37

4,43

2,06

86,92

Lâm Đồng

2,61

3,59

0,98

37,55

Gia Lai

3,12

4,57

1,45

46,47

Kon Tum

2,72

3,90

1,18

43,38

Trung bình

2,79

4,10

1,31

46,85

                Nguồn: Số liệu báo cáocông nhận Giống cà phê vối lai TRS1, 2015.

Đánh giá năng suất giống đại trà và giống lai TRS1 cho thấy, năng suất trung bình giống đại trà khoảng 2,79 tấn/ha, năng suất giống lai TRS1 khoảng 4,10 tấn/ha cao hơn so với giống đại trà khoảng 1,31 tấn/ha, tỷ lệ tăng so với giống đại trà khoảng 46,85%.

Trong đó tại Đăk Nông giống TRS1 có năng suất tăng so với giống đại trà cao nhất vùng Tây Nguyênkhoảng 2,06 tấn/ha, (tăng 86,92 %). Giống TRS1 trồng tại Gia Lai và Kon Tum có năng suất tăng từ 1,18-1,45 tấn/ha; tại Đăk Lăk và Lâm Đồng có năng suất tăng so với giống đại trà chỉ dưới 1 tấn/ha.

Bảng 5. Năng suất cà phê khi sử dụng bộ giống TR chọn lọc

Địa phương

Năng suất theo giống (tấn/ha)

Năng suất tăng so với giống đại trà

Đại trà

GiốngTR*

NS tăng (tấn/ha)

Tỷ lệ (%)

Đăk Lăk

3,14

4,91

1,77

           56,37  

Đăk Nông

2,37

4,72

2,35

           99,16  

Lâm Đồng

2,61

5,04

2,43

           93,10  

Gia Lai

3,12

5,13

2,01

           64,42  

Kon Tum

2,72

4,61

1,89

           69,49  

Trung bình

2,79

4,88

2,09

           74,86  

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2015

* Giống TR (năng suất được tính bình quân của các giống TR4, TR5, TR6, TR7, TR8, TR9, TR11, TR13).

Kết quả bảng 5 cho thấy năng suất các giống chọn lọc cao hơn hẳn so với giống đại trà từ 1,77-2,43 tấn/ha, tỷ lệ tăng trên 56 %. Trung bình năng suất tăng khoảng 2,09 tấn/ha, tương ứng với tỷ lệ tăng năng suất khoảng 74,86 %.

Tại Đăk Nông, Lâm Đồng và Gia Lai có mức tăng năng suất của giống TR so với đại trà trên 2 tấn/ha, riêng hai tỉnh Đăk Lăk và Kon Tumcó mức tăng năng suất thấp hơn (< 2 tấn/ha).

Các giống cà phê vối chọn lọc TR, TRS1 đều cho năng suất cao hơn các giống đại trà. Năng suất các giống chọn lọc TR cao hơn các giống TRS1 nhưng tỷ lệ sử dụng lại rất thấp (TRS1: 11,32 %, TR chọn lọc: 2,27 %), do đó trong thời gian tới cần có kế hoạch, phương án cụ thể để nông dân, các đơn vị sản xuất cà phê tiếp cận và trồng các giống mới.

4. Kết luận và đề nghị

4.1. Kết luận

* Về diện tích, năng suất, sản lượng cà phê tại Tây Nguyên

Diện tích cà phê ở Tây Nguyênlà 573.401 ha, chiếm 87,81 % diện tích  của cả nước; trong đó, diện tích cà phê kinh doanh đạt 532.499 ha, chiếm 92,87 % tổng diện tích cà phê toàn vùng. Năng suất toàn vùng 2,47 tấn/ha, sản lượng cà phê toàn vùng đạt 1.313.258 tấn.

*Hiện trạng sử dụng giống cà phê vối

Trồng giống cà phê ghép cho năng suất cao, kích cỡ hạt cà phê nhân lớn, kháng bệnh gỉ sắt, tuy nhiên tỷ lệ áp dụng rất thấp trung bình tại 5 tỉnh Tây Nguyên là 2,27 %, giống cà phê vối lai TRS1 chiếm tỷ lệ còn khiêm tốn khoảng 11,32 %, tỷ lệ diện tích sử dụng giống đại trà chiếm cao trên 86 %.

*Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng giống cà phê vối mới

Năng suất trung bình giống đại trà khoảng 2,78 tấn/ha, năng suất giống TRS1 khoảng 4,10 tấn/ha cao hơn so với giống đại trà khoảng 1,31 tấn/ha, tỷ lệ tăng so với giống đại trà khoảng 46,85 %; năng suất các giống cà phê vối chọn lọc cao hơn 2,09 tấn/ha so với giống đại trà, tỷ lệ tăng khoảng 74,86 %.

4.2. Đề nghị

Nhà nước hỗ trợ nông dân tiếp cận và mua được các giống cà phê vối mới (TRS1, các giống cà phê vối chọn lọc như TR4, TR5, TR6, TR7…) để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê.

Công tác quy hoạch vùng trồng cần được rà soát lại trong thời gian tới để nâng cao năng suất, sản lượng và hiệu quả sản xuất cà phê vối của vùng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Trương Hồng cà ctv, 2015. Nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng giống cà phê và đề xuất biện pháp cung ứng giống cà phê phục vụ tái canh hiệu quả ở Tây Nguyên. Báo cáo tổng hợp Nhiệm vụ thường xuyên, 2015.
  2. Nguyễn Văn Hóa, 2014. Phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk. Luấn án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế – Đại học Huế, 2014.
  3. Ban chỉ đạo Tây Nguyên, 2015. Báo cáo tham luận: “Liên kết vùng trong phát triển cà phê Tây Nguyên”. Báo cáo tại Hội nghị Phát triển bền vững nghành cà phê Việt Nam tháng 3/2015.
  4. Trịnh Đức Minh, Chế Thị Đa và ctv, 1998. Kết quả chọn lọc và khu vực hóa các dòng vô tính cà phê vối (Coffea canephora var. Robusta): 16/21, 01/20, 04/55. Tạp chí NNCNTP. Bộ NN và PTNT, số 6: trang 231 – 233.