Cách tính lượng phân đơn từ phân hỗn hợp và khả năng phối trộn các loại phân vô cơ

Trương Hồng

1. Cách tính lượng phân đơn từ phân hỗn hợp

            Công thức tính toán:

M = A x a/b

M: Lượng phân đơn tính từ phân hỗn hợp

A: Lượng phân hỗn hợp đã mua

a: Hàm lượng chất dinh dưỡng trong phân hỗn hợp

b: % chất dinh dưỡng trong phân đơn

Ví dụ: Theo khuyến cáo bón phân cho 1 ha cà phê vối kinh doanh như sau:  600 kg Urê, 550 kg lân nung chảy, 450kg Clorua Kali. Chủ vườn đã bón 500 kg NPK(16-16-8), như vậy lượng NPK thừa hay thiếu?.

Cách tính như sau:

  • Lượng urê có trong 500kg NPK 16-16-8

                        500 x 16/46   = 174 kg                          

  • Lượng  supe lân có trong 500kg NPK 16-16-8

                        500 x 16/16    = 500 kg

  • Lượng clorua kali có trong 500 kg NPK 16-16-8

                        500 x 8/60     =  67 Kg

 Vậy để đảm bảo bón đúng theo khuyến cáo thì phải thêm 426 kg Urê + 50 kg lân nung chảy + 383 kg Clorua Kali.

2. Các loại phân vô cơ có thể trộn với nhau khi bón

            Hiện tại ngoài 3 loại phân khoáng vô cơ đa lượng được dùng phổ biến hiện nay là  dạng đạmu rê hoặc SA; lân dạng lân nung chảy hoặc supe; kali dạng kali clorua thì nông dân còn sử dụng các loại phân đạm, lân, kali ở các dạng khác nhau. Khi bón, nông dân thường phối trộn với nhau; vì vậy hiểu biết về khả năng phối trộn giữa các dạng phân bón khác nhau sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng, đảm bảo an toàn lao động.

 Khả năng phối trộn các loại phân bón

Loại phân

U rê

 

A môn ni trat

SA, Clorua a môn; photphat a môn

Lân nung chảy

 

Supe lân

Kali clo rua, kali sun phát

Vôi

Phân chuồng

U rê

++

+

++

+

+

+

A môn ni trat

+

++

++

+

+

SA, Clorua a môn; photphat a môn

++

++

++

+

++

Lân nung chảy

++

+

++

++

+

Supe lân

+

+

+

+

++

++

Kali clo rua, kali sun phát

+

+

++

+

+

++

+

++

Vôi

++

+

++

Phân chuồng

+

+

++

++

++

++: Phối trộn được

+: Phối trộn xong bón ngay

-: Không phối trộn được