Bón phân và bảo vệ thực vật trong sản xuất hồ tiêu theo hướng hữu cơ

TS. Nguyễn Xuân Hòa

 Bộ môn Bảo vệ Thực vật

     1. Giới thiệu    

     Tiêu là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, trong nhiều năm liền, Việt Nam luôn giữ vững được vị trí số một thế giới về sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu. Hiện nay, hạt tiêu của Việt Nam đã có mặt ở hơn 100 thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sụt giảm do đơn giá bình quân xuất khẩu năm  2017 giảm 35% so với đơn giá bình quân năm 2016, ở mức 5,2 nghìn USD/tấn. Đây là mức giá bình quân thấp nhất tính từ tháng 1/2013, đẩy trị giá suy giảm ở hầu hết các thị trường so với năm 2016. Năm 2018, xuất khẩu hạt tiêu ước đạt 232  nghìn tấn, trị giá 758 triệu USD, tăng 8,1% về lượng, nhưng giảm 32,2% về trị giá so với năm 2017. Năm 2018 và 2019, giá hạt tiêu giảm ảnh hưởng đến ngành hạt tiêu Việt Nam. Tuy nhiên về lâu dài, ngành hạt tiêu nước ta vẫn còn nhiều khả năng phát triển. Để nâng cao giá trị mặt hàng và đáp ứng yêu cầu của các thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản…, doanh nghiệp và người sản xuất phải thay đổi theo hướng nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm. Đồng thời, ngành hạt tiêu cần nghiên cứu để gia tăng giá trị sản phẩm bằng cách sản xuất tiêu theo hướng hữu cơ, chế biến chuyên sâu như hương liệu, dược liệu, thực phẩm chức năng…

Hình ảnh hạt tiêu được sản xuất theo hướng hữu cơ

     Về sản xuất, ngành tiêu nước ta đang đứng trước thách thức về dịch bệnh, tình hình lạm dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ sâu bệnh, chất kích thích ra hoa, đậu quả… đang ngày càng gia tăng, gây ra các tác động có hại cho người tiêu dùng và môi trường. Riêng những vùng trồng tiêu đã chuyển sang canh tác theo hướng hữu cơ thì sâu bệnh có giảm đáng kể. Tuy nhiên, việc sản xuất tiêu hữu cơ được chứng nhận quốc tế vẫn còn rất mới với nông dân.

     Đối với hồ tiêu canh tác theo cách thông thường, yêu cầu có giai đoạn chuyển tiếp tối thiểu là ba năm. Đối với vùng cây tiêu mới trồng hoặc tái canh, có áp dụng canh tác hữu cơ thì sản phẩm sản xuất đầu tiên có thể được coi là sản phẩm hữu cơ nếu không sử dụng các hóa chất như đã trồng trọt trước đây. Trong trường hợp tiêu được trồng trên đất mới khai phá, và đối với nông dân trồng tiêu đã được ghi nhận không sử dụng hóa chất thì thời gian chuyển đổi có thể rút ngắn. Việc xem xét phương pháp hữu cơ phải được áp dụng trên toàn bộ trang trại.

     Các nguyên lý sản xuất hồ tiêu theo hướng hữu cơ

     Chiến lược quản lý sản xuất hữu cơ tổng quát cần phản ảnh những nguyên lý sản xuất nông nghiệp hữu cơ nói chung sau đây:

  • Sức khỏe của đất quyết định phần lớn đến sức khỏe cây trồng, chú ý đất trước thay vì chỉ chú ý đến cây trồng;
  • Hệ thống hữu cơ là hệ thống sinh học, cân bằng sinh thái;
  • Hế thống hữu cơ kết hợp thực hành truyền thống và hiện đại;
  • Hệ thống hữu cơ kết hợp giữa các yếu tố kỹ thuật và liên kết chuỗi sản xuất và tiêu thụ, hài hòa lợi ích các bên tham gia liên kết;
  • Các trang trại hữu cơ nên vận hành nhiều hệ thống khép kín cùng một lúc;
  • Phương pháp tiếp cận toàn diện, đảm bảo tích hợp tốt các thực hành quản lý.

     Nhiều thực hành tốt phát triển từ sản xuất tiêu truyền thống có thể vận dụng trong điều kiện sản xuất hữu cơ như: biện pháp tưới nước tiết kiệm, hiệu quả, biện pháp chắn gió, kiểm soát xói mòn và các khía cạnh của quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) hoặc quản lý cỏ dại tổng hợp (IWM) có thể được điều chỉnh cho phù hợp với hệ thống sản xuất hữu cơ. Các hệ thống quản lý kiểm soát chất lượng, tốt nhất là kết hợp hệ thống HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Point: Phân tích mối nguy và Điểm kiểm soát tới hạn) có thể sử dụng hỗ trợ trong quản lý, đánh giá chứng nhận sản xuất hồ tiêu hữu cơ.

     Sự thay đổi chủ yếu trong sản xuất hữu cơ là thay đổi trong sử dụng dinh dưỡng phân bón, trừ cỏ, kỹ thuật ra hoa, quản lý sâu bệnh và công nghệ sau thu hoạch. Trong đó, không áp dụng phân bón, thuốc trừ cỏ, trừ sâu bệnh, nấm bệnh bằng chất hóa học tổng hợp thay vào đó là các đầu vào hữu cơ, sinh học được công nhận (OMRI, Ecocert, ControlUnion…) và được phép sử dụng.

     2. Phân bón trong sản xuất tiêu theo hướng hữu cơ

     Phân trộn hữu cơ hoặc phân chuồng hoai có thể áp dụng khoảng 20 kg/trụ/năm  khi bắt đầu mùa mưa. Lượng phân này có thể thay thế bằng phân trùn quế nhưng khoảng phân nửa lượng trên. Trên cơ sở kiểm tra đất, nếu thấy cần thiết thì người nông dân có thể bón phân lân thiên nhiên, vôi, bột xương, đô lô mít…; đối với những vùng đất thiếu kali, có thể bón tro.

      Phân trộn làm từ cây lá tỉa, chất thải cây trồng, cỏ dại, phân bò, phân gia cầm…  Tro gỗ hoặc phân lân thiên nhiên nên dùng đều đặn thay vì chỉ dùng phân chuồng đơn thuần. Phân trộn này có thể làm giàu bằng cách trộn với bánh dầu và chủng/bổ sung vi sinh vật thích hợp trước khi đưa ra khỏi hố phân và trước khi áp dụng vào đồng ruộng. Dùng hạt neem nghiền nát khoảng 2 kg/trụ tiêu/năm tại các khu vực bị nhiễm tuyến trùng. Ngoài ra, có thể sử dụng phân bón sinh học.

     Tùy theo điều kiện, nông dân thường bón 3 hoặc 4 – 5 lần/vụ tiêu.  Trường hợp bón 5 lần thì công thức phân bón hữu cơ được khuyến cáo như sau:

  • Bón lần 1: Sau thu hoạch và sau tạo tán, tỉa cành từ 1 – 1,5 tháng giúp cây ra lá Dùng phân lân Văn Điển, hữu cơ vi sinh và SoilRenu-S (lượng 200 gr+200 gr+15gr theo thứ tự) cho mỗi gốc tiêu. (2000 – 2200 gốc/ha).
  • Lần bón 2: Khi cây tiêu ra hoa/ trái non. Tăng hoa hữu hiệu và tạo nhiều trái. Loại phân và liều lượng tương đương lần
  • Lần bón 3: Khi tiêu bắt đầu tạo hạt, dùng loại phân và liều lượng tương đương lần
  • Lần bón 4 và 5 – Làm chắc hạt và hạt lớn: Áp dụng các loại phân Humic Songnam 95 bột, phân gà Ý (4-4-4), SoilRenu-S. Lượng 10 gr+500 gr+ 15 gr theo thứ tự cho mỗi lần bón.

      Tuy nhiên, loại phân và lượng phân này chỉ để tham khảo, khi áp dụng phải căn cứ vào điều kiện thực tế từng vùng.

      3. Bảo vệ thực vật trong sản xuất tiêu theo hướng hữu cơ

      Bệnh chính trên cây tiêu là bệnh thối gốc/chết nhanh (foot rot) do nấm Phytophthora capsici. Kế đến là bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloeosporioides, bệnh lùn (stunted disease) do vi rút và chết chậm (slow decline) do tuyến trùng và nấm. Đối với bệnh thối gốc và rễ nên áp dụng thường xuyên các biện pháp kiểm dịch thực vật/vệ sinh đồng ruộng là quan trọng nhất. Các hoạt động canh tác phải được giữ ở mức tối thiểu để tránh xáo trộn đất và thiệt hại gốc. Biện pháp thoát nước là rất cần thiết. Áp dụng Trichoderma nhân trong một giá thể trung chuyển phù hợp khoảng 500 g/trụ/năm cũng được khuyến cáo.

      Các loại bệnh trên thân, lá, cành của cây như thán thư, tảo đỏ … khi được phát hiện, có thể phòng trừ bằng phun hỗn hợp Boóc đô 1%. Vật liệu trồng từ cây cây mẹ có triệu chứng của bệnh lùn (tiêu điên) không được dùng để làm hom nhân giống.  Các biện pháp phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh tiêu hữu cơ tóm tắt như sau:

Phòng trừ cỏ dại, tủ gốc

 

– Làm cỏ bằng tay 2 – 3 lần vào đầu và giữa mùa mưa, làm sạch cỏ quanh gốc tiêu trong vòng bán kính khoảng 50 – 60 cm,

– Không nên thường xuyên làm sạch cỏ giữa các trụ tiêu, dùng máy cắt hoặc phát ngọn khi cần thiết. Dùng cỏ hoặc rơm rạ khô tủ quanh gốc tiêu vào đầu mùa khô để giữ ẩm.

– Tuyệt đối không dụng thuốc diệt cỏ

– Trồng cây lạc dại giữ đất trong vườn hồ tiêu luôn tươi xốp giúp năng  suất  tăng lên.

Phòng bệnh khi  trồng cây con

–  Đất dùng để bầu/trồng cần phơi nắng xử lý mầm bệnh, bón vôi khử mầm bệnh.

–  Đất được trộn với phân hữu cơ và Trichoderma trước khi trồng

–  Cây con cần phun định kỳ phân bón lá hữu cơ như DS 90, Humic 95, Humic 99…

Bệnh thối lá và thối gốc cây con.

Các

bệnh nấm hay vi khuẩn gây ra như bệnh     thán

thư,        hay

bệnh     chết

nhanh   chết

chậm,    tiêu

điên.

 

–  Các biện pháp phòng như phòng trừ cỏ dại, tủ gốc và phòng bệnh cây con như trên.

–  Trị bằng hỗn hợp Boóc-đô 1%. Dung dịch thuốc Boóc-đô (Bordaux) 1% được dùng để phòng trừ nhiều loại bệnh hại trên nhiều loại cây trồng khác  nhau  chủ yếu do nấm hay vi khuẩn gây ra như bệnh thán thư, bệnh tảo đỏ hay bệnh chết nhanh chết chậm, trên cây hồ tiêu …

–  Nguyên liệu để pha chế dung dịch thuốc Boóc-đô là Ca(OH)2 (vôi sống hay còn gọi là vôi tươi) và CuSO4 (sulfat đồng) là những thứ rất dễ kiếm. Khi pha dung dịch sulfat đồng với nước vôi sẽ cho ra dung dịch thuốc Boóc-đô có màu xanh da trời, không mùi. Dung dịch Boóc-đô tương đối ít độc với người và gia súc, gia cầm nhưng rất độc với cá (nên không phun xuống ruộng có nuôi cá kết hợp, không rửa bình xịt hay đổ thuốc dưới ao hồ).

–  Boóc-đô có thể được pha chế theo nhiều nồng độ và nhiều phương pháp khác nhau. Tuỳ theo liều lượng, cách pha chế mà nước thuốc Boóc-đô có màu sắc và phẩm chất khác nhau. Thông dụng nhất là nồng độ 1% (1:1:100).

–  Áp dụng Trichoderma trộn trong một giá thể phù hợp khoảng 500 g/trụ/năm cũng được khuyến cáo.

–  Chitosan: Thuốc trừ bệnh sinh học và trị tuyến trùng; Đặc trị nấm bệnh và vi khuẩn.

Tuyến trùng

–  Trồng cây Vạn thọ (Tagetus sp.) Có thể dùng làm cây bẫy. Những cây hoa vạn thọ này được nhỗ lên và đốt phần rễ ở giai đoạn ra hoa để diệt tuyến trùng.

–  Áp dụng hạt neem nghiền nát khoảng 2 kg /trụ trừ tuyến trùng.

Sâu ăn lá, rệp sáp, rệp vảy, bọ trĩ,

–  Phun dầu neem 400 ml/100 lít nước hoặc các loại dầu, chế phẩm neem khác theo khuyến cáo.

–  Nước sắc cây thuốc lá có thể dùng để phòng trừ côn trùng khác như rệp vảy

–  Phun chiết xuất nhân hạt neem 5% (25 kg/ha), dầu neem 3% (15 lít/ha) để

–  Kiểm soát các loại rệp, rầy.

–  Phun chiết xuất từ các loại cây khác như ớt, tỏi, gừng… để phòng trừ một số  loài côn trùng miệng nhai, ăn lá, bọ xít, bọ trĩ …