Bệnh lở mồm long móng (FMD) trên Bò

Tôn Thất Dạ Vũ

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên

     Bệnh Lở mồm long móng (tiếng AnhFoot and Mouth Disease – FMDtiếng La tinh: Aphtae epizooticae), là một loại bệnh bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm do virus gây ra trên động vật móng guốc chẵn như lợntrâuhươu… Bệnh này rất nguy hiểm vì bệnh lây lan rất nhanh qua nhiều con đường khác nhau như tiếp xúc trực tiếp giữa động vật với nhau, truyền qua không khí… Chính vì vậy mà Tổ chức Y tế Thế giới xếp bệnh Lở mồm long móng đứng đầu các bệnh truyền nhiễm của động vật.

     Trong những năm gần đây bệnh này thường xảy ra trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đặc biệt các địa bàn xa trung tâm thành phố như huyện Ea Súp, Buôn Đôn, Krông Búk và Krông Bông.  Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk  từ đầu tháng 6 đến nay, bệnh lở mồm long móng đã xuất hiện ở 3 huyện Ea Súp, Buôn Đôn và Krông Búk với tổng số con trâu, bò, lợn mắc bệnh gần 300 con. Vì vậy, việc phòng và điều bị bệnh rất có ý nghĩa trong ngành chăn nuôi bò trên địa bàn tỉnh.

1.Nguyên nhân gây bệnh

     Năm 1897, Friedrich Loeffler đã phát hiện bệnh lở mồm long móng đầu tiên do virus gây ra. Cho đến nay, người ta đã xác định có 7 dạng virus gây bệnh gồm các dạng A, O, C, SAT1, SAT2, SAT3 và Asia1. Ở vùng Đông Nam Á chủ yếu là 3 dạng A, O và Asia1. Theo Quy định về phòng chống bệnh Lở mồm long móng gia súc của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vi rút LMLM dễ bị diệt bởi ánh nắng mặt trời, nhiệt độ cao (như đun sôi 100oC), các chất có độ toan cao (pH <3) và các chất kiềm mạnh như xút (pH > 9). Vi rút sống nhiều ngày trong các chất thải hữu cơ ở chuồng nuôi, các chất có độ kiềm nhẹ (pH từ 7,2 – 7,8). Bệnh LMLM lây lan qua tiếp xúc giữa động vật khoẻ với động vật, sản phẩm động vật, thức ăn, nước uống, chất thải, dụng cụ, phương tiện vận chuyển … có mang mầm bệnh, lây lan qua đường hô hấp, bệnh lây lan từ vùng này sang vùng khác, lây từ nước này sang nước khác qua biên giới theo đường vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ở dạng tươi sống (kể cả thịt ướp đông, da xương, sừng, móng, sữa..).

2.Triệu chứng

Theo Lê Văn Thọ thời kỳ ủ bệnh thường từ 2 – 7 ngày. Khi bệnh có triệu chứng thì trong hai, ba ngày đầu sốt cao trên 40oC, bò kém ăn hoặc bỏ ăn, ủ rũ, bò hay nằm, chân đau không đứng vững, đi khập khiểng. Giai đoạn đầu của bệnh bò đứng hay nhấc chân lên rồi đổi chân do bị đau, nhưng khi bị nặng thì bò không đứng được và thường nằm. Bò chảy nước dãi có bọt trắng như bọt xà phòng, các mụn đỏ xuất hiện ở niêm mạc miệng, ở lợi, lưỡi, vành mũi, vành móng, kẽ móng, đầu vú và mụn nước có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, vàng, xám. Khi mụn nước vỡ ra làm lở loét mồm và dễ làm long móng. Sau khi phát bệnh 10 – 15 ngày, con vật có thể khỏi về triệu chứng lâm sàng nhưng mầm bệnh vẫn tồn tại trong cơ thể bò từ 2 – 3 năm, trong thời gian này con vật thường thải mầm bệnh ra môi trường làm phát sinh và lây lan dịch bệnh.     

Bò chảy nước dãi

Loét kẻ móng chân

Viêm loét miệng

Hình ảnh nguồn: http://vetvaco.com.vn 

3.Phòng và chữa bệnh

     Phòng bệnh: Tiêm phòng cho toàn đàn gia súc bằng vacxin phòng bệnh LMLM. Vacxin VETVACO nhũ dầu kép có chứa các tuýp có kháng nguyên phù hợp với tuýp gây bệnh tại Việt Nam. Vacxin tiêm rất an toàn cho gia súc và có tính đáp ứng miễn dịch cao. Tiêm phòng hai lần trong một năm, lần thứ nhất cách lần thứ hai sáu tháng; lần thứ nhất tiêm vào tháng 3 – 4, lần thứ hai tiêm vào tháng 8 – 9.

     Chữa bệnh: Bệnh LMLM trên bò hiện nay không có thuốc chữa đặc hiệu, chỉ có vắc xin phòng bệnh. Khi bị nhiễm bệnh LMLM, nếu không được điều trị kịp thời, gia súc non thường bị chết ở tỷ lệ từ 20 – 50%, gia súc trưởng thành thường bị chết từ 2 – 5%, tỷ lệ mắc bệnh trong một đàn thường là 100%. Chữa triệu chứng nhằm làm cho vết thương nhanh chóng lành thành sẹo và không gây ra các biến chứng nguy hiểm làm chết gia súc.

     – Dùng các chất sát trùng nhẹ để rửa vùng bị lỡ loét như nước muối, Formol  1%, phèn chua 3%, axit acetic 3% hoặc các loại thân, quả, lá cây có vị chua chát như: chanh, khế, lá cóc, vỏ xà cừ, chè xanh… đối với quả, bóp mền lấy nước còn thân lá thì nấu lấy nước. Có thể xây hố cạn tại cửa ra vào chứa chất sát trùng để cho bò đi vào để rửa vết thương ở chân khoảng 2 – 5 phút mỗi lần.

     – Sau khi sửa sạch vết thương 5 – 10 phút dùng thuốc mỡ Tetracilin, Penicilin bôi vào vết thương tiếp đến bôi (hoặc bơm xịt nước) xanh Methylen 1%, thuốc tím 1%. Một ngày vệ sinh 2 – 3 lần và làm liên tục trong vòng 4 – 5 ngày.

     – Chăm sóc cho gia súc, đảm bảo giữ chuồng khô ráo, sạch sẽ, lót chuồng dày cho gia súc nằm, cho ăn cỏ tươi, cỏ mềm; bổ sung cho gia súc ăn cháo khi bị bệnh nặng.

      – Cùng với việc điều trị bệnh, cần tiến hành tiêu độc khử trùng chuồng trại, môi trường xung quanh khu vực có gia súc bị bệnh và các vật dụng có liên quan đến gia súc ốm, chết; thực hiện nuôi nhốt, cách ly gia súc,… theo hướng dẫn của cán bộ thú y. Đối với vùng lần đầu tiên phát hiện có dịch, diện dịch hẹp, số lượng gia súc mắc bệnh ít hoặc mắc bệnh do vi rút type mới gây ra, thì biện pháp hiệu quả nhất là tiêu huỷ toàn bộ gia súc nhiễm bệnh, để nhanh chóng dập tắt ổ dịch.

     – Kết hợp dùng một trong các loại thuốc sau phòng các bệnh thứ phát. Tiêm Penicilline; Ampicilline; Penstrep, nếu bò quá mệt và yếu cần tiêm các loại thuốc trợ sức như: Vimekat, Na-Campho, B.Complex ADE, Vitamin C liều lượng theo hướng dẫn của nhà xản suất.