Ảnh hưởng của mật độ, khoảng cách và liệu lượng phân bón N,P,K đến năng suất ngô lai tại KrôngPắc – ĐăkLăk

Th Đinh Văn Phê, CN Nguyễn Thị Thuý Quỳnh,

KS Hồ Thị Hạnh, KS Bùi Quang Vinh

TÓM TẮT

Hai giống ngô lai C919 và LVN68 đã được thí nghiệm năm 2011 để xác định mật độ, khoảng cách và liều lượng phân bón N, P, K tại huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk. Các giống ngô lai đã được thí nghiệm ở 3 mật độ, 2 khoảng cách và 7 công thức liều lượng phân bón khác nhau. Kết quả cho thấy năng suất của các giống ở mật độ 6,7 vạn cây/ha (60x25cm) cao hơn so với mật độ và khoảng cách trồng khác từ 9,7-15,2%. Liều lượng phân bón thích hợp cho các giống ngô lai là 150N : 80P2O5 : 100K2O cao hơn so với liều lượng phân bón khác từ 1,7-7,6 %. Vì vậy, mật độ, khoảng cách và liều lượng phân bón thích hợp của 2 giống ngô lai C919 và LVN68 tại Đăk Lăk là 6,7 vạn cây/ha (60 x25 cm) và 150N : 80P2O5 : 100K2O.

Từ khoá: Ngô, phân bón, khoảng cách giữa các hàng, mật độ, năng suất

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tây Nguyên là vùng trọng điểm sản xuất ngô, số liệu thống kê năm 2014, diện tích ngô toàn vùng đạt 248,4 ngàn ha chiếm 21% diện tích ngô cả nước, sản lượng hơn 1,3 triệu tấn chiếm 25,4% sản lượng ngô cả nước. Năng suất ngô trung bình toàn vùng đạt 53,1 tạ/ha, cao hơn năng suất trung bình trung của cả nước là 9 tạ/ha.

Tạo giống chịu mật độ cao là một trong những mục tiêu quan trọng của các nhà tạo giống ngô. Bằng nhiều phương pháp người ta đã không ngừng cải thiện được mật độ trồng ngô trên thế giới. Theo Hallauer(1991), Banzinger và cộng sự (2000) và nhiều tác giả khác, các giống ngô lai mới tạo ra hiện nay có khả năng chịu được mật độ cao gấp 2-3 lần so với các giống lai tạo ra cách đây 50 năm và có tiềm năng năng suất cao hơn hẳn.

Các nghiên cứu về mật độ và khoảng cách gieo trồng ngô ở nước ta đã được nghiên cứu từ cách đây khá lâu. Những năm 1984-1986, Trung tâm Nghiên cứu Ngô Sông Bôi đã trồng giống ngô MSB49 ở các mật độ 9,52 vạn cây/ha (70x15cm), 7,14 vạn cây/ha (70x20cm) và 5,7 vạn cây/ha (70x25cm), với 3 mức phân bón khác nhau. Kết quả cho thấy: ở mật độ 9,52 vạn cây/ha với mức phân bón 120 N: 80 P205 : 40 K20 cho năng suất cao nhất (55,30 tạ/ha) và ở mật độ 5,7 vạn cây/ha  cho năng suất  thấp nhất.

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Ngô từ 2006-2008 đã xác định mật độ trồng phù hợp cho các giống ngô lai là từ 6,7 – 7,5 vạn cây/ha và khoảng cách hàng là 50 – 60cm.

Đăk  Lăk là tỉnh có diện tích trồng ngô lớn nhất vùng Tây Nguyên. Năng suất trung bình  đạt 54,9 tạ/ha cao hơn năng suất của vùng Tây Nguyên là 1,8 tạ/ha. Tuy nhiên năng suất ngô còn thấp so với tiềm năng năng suất của giống, một trong những nguyên nhân chủ yếu là chưa xác định mật độ khoảng cách trồng và liều luwongj phân bón hợp lý cho các giống ngô lai.

2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.Vật liệu nghiên cứu

Các giống ngô lai C919, LVN68 được trồng phổ biến tại huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk, ngô được trồng năm 2011: vụ Hè Thu và Đông Xuân

2.2. Phương pháp nghiên cứu.

2.2.1. Công thức thí nghiệm

     – Gồm 4 công thức khoảng cách và mật độ khác nhau như sau:

     + M1- 700cm x 20cm: (7,1 vạn cây/ha) (đ/c)

     + M2- 60cm x 22cm: (7,6 vạn cây/ha)

     +M3- 60cm x 25cm: (6,7 vạn cây/ha)

     + M4- 60cm x 30cm: (5,6 vạn cây/ha)

    – Gồm 7 công thức liều lượng phân bón khác nhau như sau:

     + P1 – Nền + N-P-K (Theo số liệu điều tra)

     + P2 – Nền + N-P-K (130:80:80)

     + P3 – Nền + N-P-K (130:80:100)

     + P4 – Nền + N-P-K (150:80:80)

     +  P5 – Nền + N-P-K (150:80:100)

     + P6 – Nền + N-P-K (180:80:80)

     + P7 – Nền + N-P-K (180:80:100)

  2.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm

  – Các thí nghiệm nghiên cứu được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD) với 3 lần nhắc lại, diện tích ô cơ sở là 42 m2.

  2.2.3. Chỉ tiêu theo dõi:

– Các chỉ tiêu sinh trưởng: chiều cao cây; chiều cao đóng bắp; số bắp/m2; số hạt/bắp; số hạt/bắp; P.100 hạt; tỷ lệ cây 2 bắp; năng suất thực thu theo quy chuẩn QCVN 01-56: 2011/BNNPTNT

– Quan trắc tình trạng sâu bệnh hại chính như: sâu xám, sâu đục thân và sâu đục bắp, bệnh khô vằn, bệnh gỉ sắt…

– Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất: Hữu cơ, pHKcl, N, P, K tổng số, P, K dễ tiêu,          

2.2.4. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu hóa tính

Phân tích mẫu đấ theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN)

 2.2.5. Phương pháp pháp xử lý số liệu 

Các số liệu tổng hợp trong thí nghiệm được xử lý bằng Excel và MSTATC

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của mật độ, khoảng đến năng suất giống ngô lai C919

Kết quả nghiên cứu về năng suất với khoảng cách và mật độ trồng khác nhau của giống ngô lai C919 năm 2011 trên đất đỏ tại Krông Păk – Đăk Lăk được trình bày ở bảng 1. Từ số liệu cho thấy trong vụ Hè Thu 2011 giữa các mật độ trồng khác nhau có sự chênh lệch về năng suất, ở khoảng cách trồng 60 cm x 22 cm (6,7 vạn cây/ha) có sự chênh lệch lớn về năng suất có ý nghĩa thống kê so với đối chứng ở khoảng cách trồng 70 x 20 cm. Trồng ở khoảng cách hàng 60cm năng suất vượt từ 3 – 9 % so với trồng khoảng cách hàng 70 cm. Vụ Thu Đông năm 2011, các khoảng cách trồng 60cm x 22cm; 60cm x 25 cm và 60cm x 30cm đều cho năng suất cao hơn trồng khoảng cách 70 cm x 20cm với năng suất chênh lệch từ 5-14%, trong đó trồng với khoảng cách hàng 60 cm x 25cm đạt năng suất cao nhất (76,3 tạ/ha), vượt so với đối chứng 14,6%. Qua 02 vụ cho thấy năng suất thí nghiệm đạt cao nhất ở mật độ 6,7 vạn cây/ha với khoảng cách  60 cm x 25 cm, vượt đối chứng từ 9,7 – 14,6%; với cùng một mật độ thì khoảng cách hàng 50cm cho năng suất cao hơn 70cm.

Bảng 1: Năng suất thực thu của các mật độ, khoảng cách trồng khác nhau

Stt

Khoảng cách

(cm)

Mật độ

(vạncây/ha)

Hè Thu 2011

Thu Đông 2011

Năng suất hạt (tạ/ha)

Năng suất so đ/c

(%)

Năng suất hạt (tạ/ha)

Năng suất so đ/c

(%)

1

70 x 20 (đ/c)

7,1

78,4 b

100,0

66,6 b

100,0

2

60 x 22

7,6

80,6 ab

102,8

71,4 ab

107,2

3

60 x 25

6,7

86,0 a

109,7

76,3 a

114,6

4

60 x 30

5,6

81,2 ab

103,6

69,9 b

105,0

5

CV%

LSD0,05

 

4,2

 

5,7

 

6,8

 

6,2

 

3.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến năng suất giống ngô lai C919

Kết quả theo dõi liều lượng phân bón được trình bày tại bảng 2. Số liệu vụ Hè Thu và Thu Đông cho thấy: liều lượng phân bón khác nhau giữa các công thức đến năng suất không có ý nghĩa về mặt thống kê, đạt năng suất cao nhất  CT5 (88,3 ta/ha) vụ Hè Thu và CT5 (77,1 tạ/ha) vụ Thu Đông. Qua 02 vụ năng suất đạt cao nhất ở liều lượng 150: 80: 100, vượt đối chứng từ 4,6-6,5 %. Năng suất đạt thấp nhất ở liều lượng 130:80:80 và 150:80:80, thấp hơn đối chứng (CT1) từ 1,7-2,7 %.

Bảng 2: Năng suất thực thu của các liều lượng phân bón khác nhau đối với giống C919

Công thức

Liều lượng

(kg/ha)

Hè Thu 2011

Thu Đông 2011

Năng suất hạt (tạ/ha)

Năng suất so đ/c

(%)

Năng suất hạt (tạ/ha)

Năng suất so đ/c

(%)

CT1 (đ/c)

132:64:59

82,9

100,0

73,7

100,0

CT2

130:80:80

81,5

98,30

71,7

97,3

CT3

130:80:100

85,9

103,6

75,0

101,8

CT4

150:80:80

85,6

103,2

73,4

99,6

CT5

150:80:100

88,3

106,5

77,1

104,6

CT6

180:80:80

83,1

100,5

75,7

102,7

CT7

180:80:100

84,2

101,6

76,6

104,0

CV%

LSD0,05

 

6,0

9,0ns

 

7,4

6,7 ns

 

3.3. Ảnh hưởng của mật độ, khoảng cách trồng của giống ngô lai LVN68

Qua số liệu bảng 3 cho thấy: vụ Hè Thu 2011 năng suất của các công thức thí nghiệm có sự sai khác rõ rệt và vượt so với đối chứng từ 3-15,2 %, cao nhất ở công thức mật độ 6,7 vạn cây/ha và khoảng cách hàng 60 cm (15,2%).

Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế: Mật độ trồng ngô phù hợp cho vùng nhiệt đới là 6,5-7,5 vạn cây/ha, trong điều kiện hạn không nên trồng dầy hơn 7,5 vạn cây/ha; không nên trồng thưa hơn 6,5 vạn cây/ha; khoảng cách giữa các hàng tối ưu từ 50 đến 70 cm, hẹp hơn thì tốt hơn; khoảng cách cây trong hàng tối ưu từ 20 đến 30 cm, rộng hơn thì tốt hơn; trồng 1 cây/hốc với hàng hẹp thì tốt hơn trồng hai hoặc nhiều cây/hốc với hàng rộng; có thể trồng hàng đơn cách đều hoặc hàng kép phụ thuộc vào điều kiện canh tác.

Bảng 3: Năng suất thực thu của các mật độ, khoảng cách trồng khác nhau

Stt

Khoảng cách (cm)

Mật độ

(vạncây/ha)

Năng suất hạt (tạ/ha)

Năng suất so đ/c

(%)

1

70 x 20

7,1

69,8 c

100,0

2

60 x 22

7,6

77,2 ab

110,6

3

60 x 25

6,7

80,4 a

115,2

4

60 x 30

5,6

71,9 bc

103,0

5

CV%

LSD0,05

 

4,9

7,3

 

3.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến giống ngô lai LVN68

Kết quả theo dõi liều lượng phân bón được trình bày tại bảng 4. Số liệu vụ Hè Thu 2011 cho thấy: liều lượng phân bón khác nhau giữa các công thức đến năng suất có ý nghĩa về mặt thống kê, đạt năng suất cao nhất CT5 (83,9 ta/ha). Qua vụ Hè Thu  năng suất đạt cao nhất ở liều lượng 150: 80: 100, vượt đối chứng từ (CT1) là 7,6 %. Năng suất đạt thấp nhất ở liều lượng 130:80:80 và 180:80:80, thấp hơn đối chứng là 0,8-2,1 %.

Bảng 4: Năng suất thực thu của các liều lượng phân bón khác nhau đối với giống LVN68

Công thức

Liều lượng

(kg/ha)

Năng suất hạt

(tạ/ha)

Năng suất so đ/c

(%)

CT1 (đ/c)

132:64:59

78,0b

100,0

CT2

130:80:80

77,4b

99,2

CT3

130:80:100

80,5ab

103,2

CT4

150:80:80

80,2ab

103,0

CT5

150:80:100

83,9a

107,6

CT6

180:80:80

76,4b

97,9

CT7

180:80:100

79,4ab

101,8

CV%

LSD0,05

 

3,5

4,9

 

4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luận

– Các giống ngô lai C919 và LVN68 cho năng suất cao nhất ở mật độ 6,7 vạn cây/ha với khoảng cách 60 x25cm.

– Với mật độ 6,7 vạn cây/ha, nhưng khi thu hẹp khoảng cách hàng từ 70 cm xuống 60 cm thì năng suất các giống thí nghiệm tăng từ 9,7-15,2%.

– Công thức liều lượng phân bón (150N : 80P2O5 : 100K2O) cho năng suất cao hơn các công thức có ý nghĩa thống kê ở mức độ tin cậy 95%, giống C919 đạt 88,3 tạ/ha ở vụ Hè Thu và 77,1 tạ/ha ở vụ Thu Đông; giống LVN68 đạt 83,9 tạ/ha. Cùng lượng phân đạm và lân, công thức bón nhiều Kali năng suất cao hơn.

4.2. Đề nghị

Xây dựng mô hình trình diễn mật độ trồng 6,7 vạn cây/ha với liều lượng phân bón 150N : 80P2O5 : 100K2O cho các giống ngô khác tại một số điểm vùng Tây Nguyên để có kết luận chính xác hơn

. TÀI  LIỆU THAM  KHẢO

  1. Tổng cục thống kê 2014
  2. Phan Xuân Hào (2007), Vấn đề mật độ và khoảng cách trồng ngô. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, 16/2007
  3. Phan Xuân Hào, Lê Văn Hải (2007). Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng khoảng cách hàng đến năng suất một số giống ngô trong vụ Xuân. Nông nghiệp và Phát trển nông thôn, 12+13, 2007.
  4. Banzinger, M., G. O. Edmeades, D. Beck and M. Bellon (2000). Breeding for drought and nitrogen stress tolerance in maize. From Theory to Practice. , Mexico, D. F., 66.
  5. Barbieri, P.A., H. R. S. Rozas, F. H. Andrade and H. E. Echeverria (2000). Row spacing effects at different levels of nitrogen availability in maize. Agronomy journal, 92, 283-288.